Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTTDL chủ trì Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo. |
Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện 19 Công đoàn ngành Trung ương và một số LĐLĐ tỉnh, thành phía Bắc.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Văn hóa công nhân đang là một khoảng trống về học thuật, trong khi đời sống văn hóa công nhân đứng trước nhiều thách thức. Một bộ phận không nhỏ công nhân không có điều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa và càng không có cơ hội sáng tạo các giá trị văn hóa. Nhiều vấn đề đặt ra trong văn hóa lao động, sản xuất; văn hóa giao tiếp, ứng xử; văn hóa giải trí; văn hóa gia đình và cộng đồng trong công nhân...
Hội thảo hôm nay có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn đang nỗ lực xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đó, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu và cán bộ Công đoàn cùng bàn thảo, phân tích để làm rõ khái niệm văn hóa công nhân, các yếu tố tác động, các bộ phận cấu thành, ảnh hưởng - tác động của văn hóa công nhân đến văn hóa doanh nghiệp, đến sự phát triển của doanh nghiệp; thực trạng đời sống văn hóa công nhân; các mô hình, cách làm hay trong thực tiễn và các đề xuất, kiến nghị...
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tin tưởng rằng, thành công của Hội thảo sẽ cung cấp thêm luận cứ trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa trong công nhân, đóng góp cho việc hoàn thiện văn kiện Đại hội XIV của Đảng và tổng kết lý luận 40 năm đổi mới của Đảng.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, cán bộ Công đoàn trao đổi, thảo luận, đánh giá về thực trạng, những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam hiện nay; phân tích và lãm rõ những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đối với văn hóa công nhân Việt Nam; các giải pháp nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo. |
Trao đổi tại Hội thảo, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: Xác định vai trò quan trọng công tác xây dựng và phát triển văn hóa công nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa công nhân, từng bước đưa công tác xây dựng và phát triển văn hóa công nhân đi vào nền nếp, rộng khắp, có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả, ngày càng đi vào thực tế cuộc sống.
Hằng năm, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều phương thức và kênh truyền thông phong phú, như: Tuyên truyền qua Báo Lao động Thủ đô, Trang Thông tin điện tử LĐLĐ Thành phố, Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở, Trang Facebook Công đoàn Hà Nội… Cùng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tích cực ứng dụng nền tảng công nghệ số, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, Tik Tok…) để truyền thông, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thăm dò trực tuyến ý kiến của đoàn viên, người lao động.
Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đã tham mưu xây dựng và hiện đang triển khai thực hiện tốt Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022 - 2025; hướng dẫn các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai thực hiện, tập trung hoàn thiện, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình như: Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân; Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; Không gian văn hóa Hồ Chí Minh…
"Giai đoạn tới, tổ chức Công đoàn các cấp cần nhận định đúng thời cơ và thách thức tác động tới phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Cần quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp phù hợp để khắc phục hạn chế khó khăn, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa công nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới - yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam", Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đề xuất.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy thảo luận tại Hội thảo. |
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy khẳng định: Trong bối cảnh Việt Nam đang vươn mình và nỗ lực hiện đại hóa, công nghiệp hóa, văn hóa đóng vai trò như một sức mạnh mềm kết nối nội lực dân tộc. Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế - xã hội sẽ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế, bản sắc để vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam, trong đó có việc xây dựng môi trường văn hóa công nhân lao động được Đảng ta xác định cụ thể trong nhiều văn kiện, nghị quyết. Do đó, việc Bộ VHTTDL phối hợp Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đồng thời tham mưu lên các cấp, ngành liên quan để đưa ra các chính sách phục vụ việc xây dựng văn hóa công nhân, văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng.
Với trách nhiệm quản lý Nhà nước, trong thời gian tới, trước mắt là năm 2025, Bộ VHTTDL sẽ có những hoạt động cụ thể, chuẩn bị nền tảng tâm thế, quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới. Cụ thể: Tiếp tục triển khai chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 13/10/2021 về xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục, thể thao của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2026. Tiếp tục tổ chức các sự kiện về văn hóa mà chủ thể sáng tạo và hưởng thụ chính là công nhân, lao động, góp phần tạo môi trường đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đội ngũ công nhân, người lao động ở các địa phương; qua đó, tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng miền, quảng bá du lịch, văn hóa tại địa phương.
Tập trung hướng dẫn LĐLĐ các tỉnh, thành tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân, lao động với những tiêu chí cụ thể, rõ hiệu quả. Cùng đó, hai bên tiếp tục phối hợp với Hiệp hội văn hóa du lịch Việt Nam xây dựng hiệu quả hơn nữa tiêu chí văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp; quan tâm tham mưu trình các cấp có thẩm quyền dành quỹ đất để xây dựng các thiết chế Công đoàn, trong đó có các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao sức khỏe thể lực, trí lực cho đoàn viên, người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin khác
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04
Lan tỏa những giá trị nhân văn và tình yêu thương trong cộng đồng
Hoạt động 17/12/2024 16:18
Đa dạng giải pháp phát triển Công đoàn cơ sở
Hoạt động 17/12/2024 12:48
Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
Hoạt động 17/12/2024 12:47
Quận Long Biên: Gần 1,5 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho 3.236 đoàn viên, người lao động
Hoạt động 17/12/2024 09:58