Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu |
Bác Hồ - Người đặt nền móng cho tổ chức Công đoàn phát triển
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn. Người là người Việt Nam đầu tiên nhận thức đúng đắn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, là người đặt nền móng về lý luận cũng như thực tiễn cho việc tổ chức Công đoàn cách mạng theo quan điểm học thuyết Mác - Lênin ở Việt Nam. Người đã rèn luyện đội ngũ giai cấp công nhân và dìu dắt, giáo dục tổ chức Công đoàn từ lúc thành lập để có sự trưởng thành như ngày nay.
Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất năm 1956 (Ảnh Tư liệu) |
Đối với tổ chức Công đoàn, trong tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927), Người viết: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Từ quan điểm, tư tưởng nhất quán đó, ngay sau khi giành được chính quyền, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để giai cấp công nhân có một tổ chức chính trị thực sự vững mạnh để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cũng như giúp nâng cao nhận thức chính trị, bản lĩnh giai cấp. Vì thế, trên báo Cứu Quốc số ra ngày 29/10/1946, Người viết: “Ở thế giới, công nhân nước nào có tổ chức mạnh thì được địa vị hơn; nếu tổ chức yếu thì địa vị kém. Các Công đoàn Việt Nam phải là một tổ chức đơn giản, vững vàng. Công đoàn có nhiệm vụ gìn giữ quyền lợi cho công nhân và giúp Chính phủ trong việc xây dựng đất nước…”. Tiếp đó, ngày 2/3/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 29 về quyền của những người làm công - tương tự như Luật Lao động ngày nay, trong đó dành một chương với 22 điều quy định người lao động có quyền có tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời quy định Công đoàn có tư cách pháp nhân.
Từ Sắc lệnh số 29, sau đó 10 năm, ngày 5/11/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 108 ban hành Luật Công đoàn do Quốc hội Khóa I thông qua. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong chế độ mới.
Để miền Bắc thực sự là thành trì về kinh tế làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong giai đoạn những năm 1960 của thế kỷ trước, Người luôn dành thời gian để thăm công nhân lao động, nói chuyện với cán bộ Công đoàn để tìm ra các giải pháp tăng năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất... Năm 1961, nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”.
Còn tại Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc ngày 13/8/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của Công đoàn về công tác tham gia quản lý xí nghiệp, về tổ chức tốt các phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô, làm tốt công tác bảo hộ lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động.Người chỉ rõ: “Công đoàn phải làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải thật sự chăm nom nơi ăn, nhà ở của công nhân, viên chức. Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc, cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc công tác kiểm tra, cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù”.
Có thể thấy, Người xác định nhiệm vụ cụ thể là tổ chức Công đoàn phải bảo vệ những lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức. Người căn dặn Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân có quyền thật sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi người trong xí nghiệp, có quyền phát biểu về mọi vấn đề quản lý xí nghiệp, sản xuất, đời sống. Công đoàn tập trung vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của chủ nghĩa xã hội trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, để thực hiện tốt ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học - kỹ thuật; cách mạng tư tưởng, văn hóa.
Ngày 18/7/1969, trước lúc đi xa, Người đã dành trọn buổi gặp và nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Nội dung buổi nói chuyện của Người trong ngày hôm đó như là Di chúc của Người dành cho tổ chức Công đoàn và cán bộ Công đoàn, vẫn là vấn đề việc làm, đời sống của người lao động. Đặc biệt, đối với đội ngũ công nhân trẻ, trước lúc đi xa, Người căn dặn cán bộ Công đoàn phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho họ về mọi mặt để trở thành những người có giác ngộ giai cấp, có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật cao, đứng lên gánh vác những nhiệm vụ nặng nề mà Tổ quốc giao phó.
Tiếp tục làm theo Người vì đất nước thịnh cường, Thủ đô đẹp giàu
Học tập, làm theo tư tưởng vĩ đại của Người, trong suốt những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn đã phát huy truyền thống, bản lĩnh tiên phong của giai cấp công nhân với những cách làm sáng tạo, nhờ đó không chỉ làm tốt những nhiệm vụ căn cốt của tổ chức mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ, xây dựng Tổ quốc phồn vinh.
Với Công đoàn Thủ đô, phát huy truyền thống 95 năm vẻ vang, dưới lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sự phối hợp với các cấp chính quyền, sở ngành… Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; thực sự xứng đáng là chỗ dựa vững chắc không thể thiếu, bạn đồng hành của đoàn viên, người lao động; xứng đáng là tổ chức Công đoàn Thủ đô - trái tim của cả nước - Thủ đô Anh hùng - Thành phố vì hòa bình!
Thời kỳ mới, tình hình mới, khắc ghi những lời dạy của Người, tổ chức Công đoàn không ngừng nỗ lực cả về tư duy lẫn hành động, trong đó xác định đồng hành với chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp để cải thiện năng suất lao động cho công nhân, người lao động cũng như tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị để xứng đáng là tổ chức chính trị rộng lớn của giai cấp công nhân trong dòng chảy của khoa học, công nghệ và những diễn biến khó lường của thế giới… để xây dựng đất nước thịnh cường, Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26
TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 18/07/2024 08:04