Đại biểu Quốc hội: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn
Tạo cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đường bộ Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40% Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) |
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều) với các nội dung cơ bản: Về chính quyền Thủ đô; Về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô; Về phát triển văn hoá, giáo dục và an sinh xã hội Thủ đô;…
Dự thảo Luật xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.
Đại biểu Khương Thị Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định |
Qua nghiên cứu Tờ trình cũng như Hồ sơ dự án Luật, đại biểu Khương Thị Mai nhận định, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.
Về hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc. Ngoài các tài liệu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong hồ sơ của dự thảo Luật còn kèm theo bản Thuyết minh chi tiết về từng quy định, chính sách được đề xuất trong dự thảo Luật và dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó dự kiến các công việc, phân công trách nhiệm và tiến độ triển khai thực hiện sau khi Luật được ban hành.
Bày tỏ nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Khương Thị Mai nhìn nhận: “Nhất là những nội dung phân cấp, phân quyền, thể hiện Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành về phân cấp, phân quyền, cụ thể là: Phân cấp cho Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đến 500 hecta và đất rừng trồng hộ đến 1000 hecta trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định”.
Phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” |
Đại biểu Khương Thị Mai cho biết, nội dung này theo Tờ trình của Chính phủ, cũng như theo khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai, khi chuyển mục đích sử dụng đất trên 10 hecta đất trồng lúa và 20 hecta đất rừng phòng hộ phải xin ý kiến và có văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Quy trình này cũng thể hiện trong luật, quy định 7 bước và thời gian thực hiện là 55 ngày làm việc của địa phương và bộ ngành. Thời gian này chưa kể thời gian trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy chế làm việc của Chính phủ.
“Nếu phân cấp cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, quy trình này chỉ được thực hiện với 5 bước và thời gian là 45 ngày, vì tiết kiệm thời gian cũng chính là tiết kiệm kinh phí và sử dụng tối đa nguồn kinh phí của đất nước”, bại biểu Khương Thị Mai nêu rõ.
Theo bà Mai, về bổ sung thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp giải quyết các công việc đột xuất và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm b, nhóm c, đề nghị nội dung và hỗ trợ địa phương khác trong các trường hợp cần thiết cần phải quy định rõ những nguyên tắc đặc biệt, tạo sự linh hoạt cho Hội đồng nhân dân thành phố.
Đặc biệt, về phát triển nhà ở xã hội quy định tại Điều 31 của dự thảo luật, đại biểu Khương Thị Mai cho rằng, dự thảo luật quy định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với đồ án quy hoạch chi tiết, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch thực hiện đồng thời cùng một thời điểm với việc lập đề án quy hoạch chi tiết, nội dung này cũng rất quan trọng, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện. Nếu 2 nội dung lấy ý kiến cộng đồng trong thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch chi tiết thì tiết kiệm 40 ngày trong thời gian lấy ý kiến, chưa kể thời gian xin ý kiến các sở ngành liên quan.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Ngoài ra, đại biểu Khương Thị Mai cũng tánh thành việc phân quyền cho Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; việc quản lý, sử dụng đất tại Điều 30; việc cho phép sử dụng chi nguồn thường xuyên của cơ quan để cải tạo, nâng cấp các hạng mục chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Để góp phần hoàn thiện luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tiếp theo, đại biểu Khương Thị Mai đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát nghiên cứu một số nội dung liên quan đến quy định về liên kết vùng, quy định cụ thể việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của các vùng phụ cận.
Về liên kết vùng quy định tại khoản 3 Điều 46, Thủ đô Hà Nội là động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay các địa phương đang thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, vì vậy, không nên quy định quá chi tiết cụ thể từng tỉnh, thành phố thuộc vùng thủ đô mà chỉ nên đưa ra tiêu chí chọn căn cứ vào địa lý, không gian phát triển liên quan đến an ninh, quốc phòng.
Ngoài ra, cần lưu ý, hiện nay Thủ đô Hà Nội có trên 100 quốc gia đầu tư vào vùng Thủ đô. Sau khi đầu tư các dự án trọng điểm có tính chất liên kết vùng thủ đô, đối với các tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của các vùng phụ cận của các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, Vành đai 5 như di chuyển các trường đại học, các cơ sở y tế ra các vùng phụ cận để đảm bảo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá
Longform 08/12/2024 21:13
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô
Longform 08/12/2024 21:10
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34