Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 27/11, có 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,74%), Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Làm rõ “địa chỉ” cơ quan, địa phương còn hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40%

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, liên quan đến nội dung điều hòa, phân phối tài nguyên nước (Mục 1, Chương IV), có ý kiến đề nghị Nhà nước nên ưu tiên đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kết hợp với bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại các vùng hải đảo, khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế lớn nhưng lại thuộc vùng khan hiếm nước, nguồn nước tự nhiên không đủ để đáp ứng các hoạt động phát triển và giao Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, bổ sung, chỉnh lý quy định về ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; khuyến khích thực hiện các hoạt động tích trữ nước.

Dự thảo Luật quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ trong tích trữ nước; ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình tích trữ nước kết hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại các hải đảo, vùng khan hiếm nước; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu giải pháp và thực hiện việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (Mục 4, Chương IV), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, có ý kiến đề nghị cần xác định tỷ lệ nước phải tuần hoàn, tái sử dụng cho từng dự án cụ thể để tăng cường trách nhiệm của chủ dự án khi lựa chọn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và xử lý nước thải.

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội biểu quyết Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Điều 59 dự thảo Luật đã quy định sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước theo 3 cấp độ: Khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng nước có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi tương ứng theo quy định của pháp luật; bắt buộc áp dụng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải tại các khu vực có nguồn nước không còn khả năng chịu tải.

Đồng thời, khoản 4 Điều 59 dự thảo Luật đã quy định giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án tái sử dụng nước đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi theo quy định của pháp luật. Theo đó, UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, quyết định tỷ lệ nước phải tuần hoàn, tái sử dụng đối với từng dự án. Do đó, xin được giữ như dự thảo Luật.

Giải trình về ý kiến đề nghị hoàn thiện nội dung quy định đối với cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp tại Điều 69 để đảm bảo tính công bằng, hợp lý, linh hoạt; cân nhắc chỉ thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mặt cho sản xuất nông nghiệp ở quy mô có tính chất kinh doanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Điều 69 quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định các trường hợp phải nộp tiền; trường hợp miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Theo đó, việc khai thác sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp (quy mô lớn) thuộc diện cấp phép phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước để bảo đảm công bằng, hợp lý với các ngành kinh tế khai thác, sử dụng nước.

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Tuy nhiên, thời điểm cấp quyền khai thác tài nguyên nước với đối tượng này sẽ thu cùng thời điểm thu tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khi Nhà nước không thực hiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật về giá.

Còn đối với sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ, không thuộc đối tượng cấp phép thì dự thảo Luật quy định không phải nộp tiền cấp quyền khai thác sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả người nông dân trực tiếp khai thác nguồn nước mặt cho nông nghiệp; quy định giảm tiền cấp quyền đối với trường hợp “Khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm mặn” và để thể hiện rõ chính sách thu tiền cấp quyền đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp như Chính phủ đã trình Quốc hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều nay (15/3), giá vàng trong nước vẫn ở mức rất cao. Nhiều tiệm vàng vẫn giữ ở mốc trên 96 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng lẫn vàng nhẫn 9999.
Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Nữ võ sĩ Hà Thị Linh đã xuất sắc mang về tấm Huy chương Đồng duy nhất cho đội tuyển boxing Việt Nam tại Giải vô địch boxing nữ thế giới 2025, diễn ra tại Serbia. Đây không chỉ là thành tích đáng tự hào của cá nhân cô mà còn là điểm sáng hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam sau hơn một tuần tranh tài đầy quyết liệt.
Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Trong 2 ngày (15 và 16/3/2025), tại vườn hoa đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025.
212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Tham dự Cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 có tổng số 212 dự án, trong đó có 23 dự án cá nhân và 189 dự án tập thể.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, các cơ sở y tế quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sắp xếp khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sắp xếp khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã

Theo Chủ tịch Quốc hội, giữa tháng 4/2025, sau khi cấp có thẩm quyền họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp để điều chỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, với dự kiến sắp xếp khoảng 60-70%.
Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Sửa các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013

Sửa các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013

Phạm vi sửa đổi Hiến pháp lần này tập trung vào quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương. Về chính quyền địa phương, đề xuất sửa các Điều 110 đến 115, liên quan đến đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương, Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới.
Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Ngày 13/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Ngày 15/3, tại thành phố Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre.
Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại...
Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), sáng 13/3, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động