Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô |
Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Toàn cảnh hội thảo. |
Xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền
Tham luận tại hội thảo, GS.TS. Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã tham luận về “Xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024”.
Theo GS.TS. Trần Ngọc Đường, mục tiêu tổng quát của việc xây dựng chính quyền Thủ đô là xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.
Luật Thủ đô là quy định các cơ chế đặc thù dành cho Thủ đô. Vì vậy, nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp Thành phố đối với các cơ chế đặc thù dành cho thủ đô phù hợp với từng cấp chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện Luật Thủ đô.
GS.TS. Trần Ngọc Đường. |
Cụ thể, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền giữa cấp chính quyền thành phố với chính quyền cấp quận, giữa chính quyền cấp quận với chính quyền phường, xã trong việc tổ chức và thực hiện các chính sách, đặc thù.
Đồng thời, tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 để sớm đưa những nội dung mới của Luật Thủ đô vào cuộc sống; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô theo các quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024...
Nói về triển khai thực hiện, cụ thể hóa định hướng chiến lược quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội theo Quy định Luật Thủ đô, ThS. KTS. Lê Hoàng Phương (Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng) nhìn nhận, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch cho thấy Hà Nội có nhiều yếu tố đặc thù trong quản lý phát triển đô thị, nông thôn.
Cụ thể như vấn đề vùng đô thị lớn, vấn đề phát triển hạ tầng khung diện rộng, phát triển giao thông công cộng, cải tạo môi trường các dòng sông, cải tạo chung cư cũ, tái thiết đô thị, làng xóm hiện có,... cần có các cơ chế chính sách, cách làm đặc thù để hỗ trợ như Luật Thủ đô.
Theo ông Phương, quá trình thực hiện quy hoạch sẽ tiếp tục luật hóa các định hướng quan trọng, chiến lược, có sự thống nhất cao như phát triển xanh, phát triển di sản, bảo vệ môi trường, phát triển giao thông công cộng, phát triển điều kiện sống của người dân...
ThS. KTS. Lê Hoàng Phương. |
Trên cơ sở nguồn lực hạn chế, điều kiện về nguồn nhân lực, khuôn khổ thời gian có giới hạn, cần tập trung vào giải quyết các nhóm vấn đề cụ thể, chương trình dự án cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn tại, tạo đột phá phát triển, còn lại để điều chỉnh linh hoạt theo xu hướng của thị trường, xu hướng phát triển chung của xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô cần gắn với chương trình hành động quyết liệt, có hiệu quả cụ thể theo từng giai đoạn, đồng tâm và sáng tạo trong quá trình thực hiện, sẽ sớm cụ thể hóa các tầm nhìn phát triển dài hạn, đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dẫn dắt, động lực phát triển của quốc gia, có năng lực cạnh tranh với thủ đô các nước phát triển...
Kiểm soát chất lượng của các văn bản quy định chi tiết
Tham luận về ban hành văn bản quy định chi tiết một số nội dung của Luật Thủ đô, TS. Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính, nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết, cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Cụ thể là tuân thủ quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định về ban hành văn bản quy định chi tiết; quy định về trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết; quy định về triển khai xây dựng văn bản quy định chi tiết.
TS Đoàn Thị Tố Uyên. Ảnh: Đình Hiệp |
Về tiến độ, trên cơ sở quy định của pháp luật, để kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ cũng như các cơ quan của thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng cơ quan triển khai thực hiện vì số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều. Trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên xây dựng những quy định chi tiết ban hành, có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Thủ đô có hiệu lực.
Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, đối với những nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025 là những nội dung phức tạp, cần thực hiện việc nghiên cứu kỹ và triển khai việc xây dựng văn bản, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành trong quý I, II/2025.
Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cần thiết, có khả năng thực hiện ngay để ban hành sớm, có hiệu lực cùng với hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô.
Đối với những nội dung còn cần nghiên cứu, đánh giá, bảo đảm các điều kiện thực tiễn, nguồn lực thực hiện, sự đồng thuận của xã hội thì thực hiện thận trọng, chắc chắn, đề xuất ban hành khi đã đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan, phù hợp để triển khai thực hiện...
"Chất lượng của các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi... Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo nghị định, nghị quyết, quyết định và thông tư trong giai đoạn soạn thảo văn bản”, TS Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Tin khác
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53