Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Sửa Luật Đầu tư công cần rà soát, đối chiếu với Luật Thủ đô năm 2024 Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai khu vực bãi sông Hồng

Tuyên truyền Luật Thủ đô đến người dân

Ngày 13/11, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phương Mai đã tổ chức Hội nghị phát động, ra quân, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 trên địa bàn phường và tổ chức đăng ký xây dựng mô hình thi đua sáng kiến, sáng tạo trong triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Phường Phương Mai tổ chức ra quân ra quân, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai, cho biết, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Phát triển Thủ đô Hà Nội là nhiệm vị chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 là bệ phóng và là “cơ hội vàng” tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển lên tầm cao mới. Thực hiện Kế hoạch số 384/KH-UBND của UBND quận Đống Đa về tuyên truyền phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn quận Đống Đa, trước đó, UBND phường Phương Mai cũng đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn trên địa bàn phường.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Ông Bùi Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai, phát biểu tại Hội nghị.

Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phường. Đồng thời, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong triển khai thực hiện pháp luật nói chung và Luật Thủ đô nói riêng.

“Sau Hội nghị phát động, ra quân, tuyên truyền, với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, từng địa bàn dân cư, tổ dân phố, đề nghị tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiếu thực nhất để Luật thực sự đi vào cuộc sống”, ông Bùi Anh Dũng khẳng định.

Tại Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 của phường Phương Mai, Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, đã giới thiệu, truyền đạt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô 2024.

Nhiều đối tượng được tiếp cận

Bà Trần Thị Minh Phương - Công chức tư pháp UBND phường Phương Mai, cho biết: “Là một công chức tư pháp làm việc tại UBND phường và cũng là một công dân Thủ đô, tôi nhận thấy Luật Thủ đô cần được tuyên truyền đến nhân dân một cách sâu rộng, để mỗi người dân nâng cao nhận thức về Luật; đồng thời, theo dõi, giám sát lại quá trình thực hiện”.

Thời gian qua, trên địa bàn phường Phương Mai, công tác tuyên truyền Luật Thủ đô thông qua nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền qua Ứng dụng Công dân Thủ đô số - Ihanoi, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của phường, treo pano, áp phích, lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị; tổ chức đoàn xe cổ động diễu hành qua các tổ dân phố…

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Thời gian qua, trên địa bàn phường Phương Mai, công tác tuyên truyền Luật Thủ đô thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Việc áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền các nội dung trong Luật Thủ đô sẽ góp phần quan trọng, đưa chính sách pháp luật và cuộc sống, quá trình xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Từ đó, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Ông Trần Văn Triệu - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6 (phường Phương Mai), cho biết: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã được biết đến Luật Thủ đô 2024. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật đến người dân trên địa bàn phường Phương Mai hiện nay là rất kịp thời, thiết thực.

Tôi hi vọng rằng, sau khi được triển khai, Luật sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở xây dựng, phát triển Thủ đô. Góp phần đưa Thủ đô ngày càng phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa”.

Bà Hoàng Thị Hoa - Chi Hội Liên hiệp Phụ nữ khu dân cư số 13 (phường Phương Mai), cũng chia sẻ, qua buổi tập huấn về Luật Thủ đô 2024 trên địa bàn phường, bà đã hiểu hơn về Luật cũng như biết thêm về các quyền lợi của người dân cũng như chính quyền được phân cấp, ủy quyền…

“Tôi thấy Luật Thủ đô 2024 có nhiều chính sách đặc thù, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thủ đô. Đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở để thành phố Hà Nội có thể chủ động hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được giao”, bà Hoa chia sẻ.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, đã giới thiệu, truyền đạt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô 2024.

Không chỉ trên địa bàn phường Phương Mai, trong thời gian qua, nhiều đơn vị trên địa bàn thành Hà Nội đã tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân về Luật Thủ đô 2024. Đây là một trong những hoạt động thiết thực để đưa Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi người.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đã chủ động xây dựng Kế hoạch riêng về công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, tài liệu tập huấn để triển khai đến các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, nhân dân của Thủ đô. Trước mắt, Thành phố xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1/1/2025.

Luật Thủ đô năm 2024 gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động