Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng để phát triển hạ tầng đô thị Thủ đô, trong đó có các chính sách về giao thông, đang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới, gỡ ùn tắc giao thông cho nội đô.

Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào khu vực trung tâm

Theo Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn thành phố.

Đồng thời quy định chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và sử dụng các phương tiện giao thông phát thải thấp; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào khu vực trung tâm để giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải; áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông.

Hội đồng nhân dân Thành phố cũng sẽ quy định chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố và kết nối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải; chính sách quản lý, khai thác đường đô thị, đường sắt đô thị, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Tham luận tại hội thảo khoa học triển khai thi hành Luật Thủ đô do thành phố Hà Nội vừa tổ chức, TS Bùi Việt Hương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhìn nhận, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng về dân số, Hà Nội đang trải qua những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, hạ tầng đô thị, đời sống xã hội. Tốc độ tăng dân số và dòng di cư từ các địa phương khác vào Hà Nội làm tăng gánh nặng lên các dịch vụ công và hạ tầng đô thị trong suốt nhiều năm qua.

Đơn vị tư vấn quy hoạch Thủ đô đưa ra ba kịch bản tăng dân số đến năm 2030, trong đó mức cao nhất 11 triệu, cao hơn 2,5 triệu người so với hiện nay. Trong những năm tới, dân số Hà Nội chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên và tạo nhiều áp lực cho bộ máy công quyền, hạ tầng đô thị và nhiều dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí, làm phát sinh các điểm nóng về xã hội và môi trường.

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Cần chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng. Ảnh: Phương Ngân

Hệ thống giao thông của Thủ đô cũng đang được triển khai đầu tư xây dựng theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, và Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng giao thông không đáp ứng được so với việc phát triển đô thị, diện tích đất dành cho giao thông mới chỉ đạt 10,07% đất xây dựng đô thị, thấp hơn rất nhiều so với quy định (phải đạt từ 16% - 26%). Số lượng các phương tiện giao thông cá nhân bình quân ở Hà Nội tăng 11%/năm, trong khi đó, tăng trưởng về chiều dài đường chỉ đạt 3,9%/năm, diện tích mặt đường 0,25%/năm, đặc biệt khu vực trung tâm thành phố gần như không tăng...

Chuyển đổi phương thức đi lại

Nói về định hướng chiến lược quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội, ThS, KTS Lê Hoàng Phương (Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội - VIUP, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng) cho rằng, cần tăng cường kết nối vùng, kết nối giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Cần xây dựng mạng lưới giao thông đa phương thức kết nối thuận lợi từ trung tâm Hà Nội tới các địa phương lân cận. Đặc biệt, phát triển hệ thống các sân bay quốc tế như nâng công suất cảng hàng không Nội Bài, xây dựng cảng hàng không phía Nam, khai thác lưỡng dụng sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm, phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc, đường sắt xuyên Á,... sẽ giúp cụ thể hóa mục tiêu thành phố kết nối toàn cầu.

Đồng thời, ThS, KTS Lê Hoàng Phương cho rằng, xác định chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững của đô thị là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện... để đảm bảo tiếp cận hệ thống giao thông công cộng an toàn, thuận tiện, bền vững và mở rộng hệ thống giao thông công cộng để nâng cao chất lượng sống.

Chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia, PGS, TS Phạm Thị Thanh Bình (Khoa Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội) cho hay, Nhật Bản là quốc gia thành công trong việc phát triển gắn kết giữa các khu đô thị và giao thông công cộng theo mô hình TOD. Ở Nhật Bản, khi một tuyến đường được khởi công, việc xây dựng các hộp kỹ thuật cho điện chiếu sáng, ống cấp thoát nước đã được thiết kế hoàn thiện thi công trong lòng đất trước đó. Sự khớp nối này được tính toán một cách cẩn trọng trong tổng thể quy hoạch chung.

Còn Seoul, Hàn Quốc đã thực hiện quy hoạch đô thị toàn diện, phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại và hiệu quả như tàu điện ngầm và đường sắt cao tốc, giúp tăng cường tính kết nối và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Hạ tầng giao thông là điểm mấu chốt để phát huy vai trò dẫn đầu, cũng như tăng tính kết nối giữa Seoul và đô thị vệ tinh. Các thành phố của khu đô thị được kết nối chặt chẽ với nhau bằng đường bộ và đường sắt. Hai sân bay lớn nhất của Hàn Quốc là Sân bay quốc tế Incheon và Sân bay quốc tế Gimpo, đều nằm trong khu vực đô thị.

Cũng theo PGS, TS Phạm Thị Thanh Bình, hệ thống tàu điện ngầm (MRT) là hệ thống giao thông trọng yếu của Singapore. Phương tiện giao thông công cộng thuận tiện nên luôn thu hút người dân, nhờ đó đã giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân, đồng nghĩa áp lực hạ tầng giao thông sẽ giảm bớt...

Hội đồng nhân dân Thành phố có trách nhiệm quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; quy định các biện pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông sử dụng năng lượng sạch.
Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT).
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

(LĐTĐ) Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh ngưỡng nợ thuế để đủ điều kiện thông báo hoãn xuất cảnh.
Sẵn sàng các kịch bản điều hành giá với từng nhóm mặt hàng

Sẵn sàng các kịch bản điều hành giá với từng nhóm mặt hàng

(LĐTĐ) Mặc dù trong quá trình thực hiện quản lý, điều hành giá trong năm 2024 đã có thành công nhất định, nhưng năm 2025 còn tiềm ẩn các yếu tố có thể tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội cho phép.
Giá vàng hôm nay (8/1): Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay (8/1): Bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (8/1), giá vàng trong nước tăng trở lại theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh hơn vàng miếng SJC.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/1: Có mưa vài nơi, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/1: Có mưa vài nơi, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 8/1 khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét.
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động