Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Gỡ khó cho giao thông Hà Nội từ mô hình TOD Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, để huy động nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ. Trong đó đáng chú ý là 6 nhóm giải pháp chính, cơ bản đang được nỗ lực thực hiện.

Giai đoạn vừa qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên, dành phần lớn ngân sách cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch sẽ rất khó khăn.

Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng, mang tính quyết định để các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đã được quy hoạch từng bước được hiện thực hóa, trở thành những công trình hiện hữu, phục vụ thiết thực đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho rằng, cần tập trung, hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch lớn của Thành phố: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; chuẩn bị tốt công tác thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Phát triển giao thông công cộng là giải pháp giảm ùn tắc cho giao thông Thủ đô. Ảnh: Phương Ngân

Đồng thời, sử dụng nguồn lực hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phân công, phân cấp quản lý, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, cũng như cơ chế, chính sách trong quản lý sử dụng nguồn vốn trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông...

Cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Tham luận tại hội thảo về triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, không thể và không bao giờ khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông nếu như không phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn (MRT/Metro) theo một quy hoạch được tính toán, hoạch định một cách bài bản.

Theo ông Đặng Huy Đông, ngay khi bắt đầu quy hoạch, Thành phố phải lựa chọn giữa 3 mô hình giao thông đô thị: Giao thông cơ giới cá nhân; giao thông hỗn hợp giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng; giao thông công cộng, hạn chế tối đa giao thông cá nhân. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong nước và trên thế giới cho thấy, đô thị từ hơn 2 triệu người trở lên không có hệ thống giao thông công cộng Metro sẽ không tránh khỏi ùn tắc giao thông.

Mô hình ưu tiên phát triển giao thông công cộng vừa giảm ùn tắc giao thông, vừa giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chí phí xã hội và đặc biệt góp phần tích cực trong chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại đi đôi với bảo tồn, duy tu phát huy các khu vực kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Mô hình này còn giúp tạo nguồn thu cho ngân sách từ chênh lệch địa tô từ khu vực quy hoạch đô thị nén TOD, tạo nguồn vốn đầu tư chính để xây dựng hệ thống giao thông công cộng Metro. Cho nên đây phải là lựa chọn ưu tiên, là kim chỉ nam cho quy hoạch Thủ đô...

PGS,TS. Phạm Thị Thanh Bình (Khoa Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội) cũng nhìn nhận, phát triển và quản lý Thủ đô theo định hướng giao thông công cộng (TOD) gắn với cơ chế hợp tác công - tư (PPP) hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng đô thị trên cơ sở quy hoạch vùng đô thị cần được gắn kết với nhau khi hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô.

Mô hình TOD là hướng đi mới được nhiều quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) lựa chọn để thiết kế quy hoạch đô thị. Vì vậy, cần vận dụng nguyên lý TOD vào quá trình thiết kế, cải tạo, mở rộng và quy hoạch xây dựng đô thị nhằm giải bài toán về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống,... ở các đô thị lớn, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

(LĐTĐ) Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec vết thương của tiền đạo Nguyễn Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận, cầu thủ Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn, dự kiến sẽ có khoảng 100 nghìn người hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm cả công chức và viên chức.
Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông

Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang đề xuất xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông thường xuyên ùn tắc.
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

(LĐTĐ) Người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% mức hưởng.
Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động

Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động

(LĐTĐ) Từ ngày 1/2/2025, Hà Nội sẽ tạm dừng hoạt động tuyến buýt số 43, lộ trình Công viên Thống Nhất - thị trấn Đông Anh.
Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ được tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm 2024

Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ được tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025; tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

(LĐTĐ) Đội tuyển bóng đá nam quốc gia dự AFF Cup 2024 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Triệu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động