Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã chỉ ra những điểm cần quan tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11.

Đảm bảo kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi)
Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11.

Theo Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ là bước “lập pháp bổ sung” mà còn giúp các quy định pháp luật “khung” được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác.

Trong quá trình này, cần đảm bảo rằng văn bản chi tiết được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.

Các cơ quan tham gia soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Đặc biệt, các văn bản phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong quy định pháp luật.

Đây là những yếu tố giúp tăng cường tính khả thi của văn bản khi triển khai, tránh việc ban hành các quy định quá phức tạp, khó áp dụng trong thực tế. Tính minh bạch, theo đó, không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ở quá trình ban hành, bao gồm việc công khai và lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức đóng góp ý kiến, từ đó nâng cao tính dân chủ và sự đồng thuận xã hội đối với các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành liên quan. Bộ có trách nhiệm giám sát tiến độ và chất lượng của văn bản, báo cáo định kỳ hằng quý và hằng năm cho Chính phủ. Trách nhiệm báo cáo giúp đảm bảo tính minh bạch và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành.

Đồng thời, các ban, sở, ngành liên quan tại Hà Nội cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức nguồn lực phù hợp để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết trước thời hạn hiệu lực của Luật Thủ đô vào ngày 1/1/2025.

Đảm bảo kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo.

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh, chất lượng của văn bản quy định chi tiết được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác, và tính khả thi trong thực tế.

Văn bản quy định chi tiết phải giúp cụ thể hóa những quy định đã được ban hành trong luật, chứ không nên đặt ra các quy định mới hoặc trái với tinh thần của Luật Thủ đô (sửa đổi). Chất lượng của văn bản cũng cần được đảm bảo qua sự tham gia của các cơ quan thẩm định, thẩm tra, để kiểm soát nội dung trong từng khâu soạn thảo và ban hành, giúp văn bản dễ dàng triển khai trong thực tiễn.

Bám sát 9 chính sách và thể hiện được tầm nhìn chiến lược

Theo Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết cần dựa vào 9 chính sách đã được quy định cụ thể trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là các chính sách về tổ chức chính quyền, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực tài chính và ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn hiện đại, phát triển văn hóa và giáo dục, phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao y tế và hệ thống an sinh xã hội, và liên kết phát triển vùng.

“Những chính sách này không chỉ là những định hướng cơ bản mà còn là kim chỉ nam giúp định hình toàn bộ nội dung của văn bản quy định chi tiết, làm nền tảng cho quá trình phát triển Thủ đô trở thành một khu vực phát triển xanh, bền vững, văn minh và năng động. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Hà Nội cũng cần có cơ chế để thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định, kịp thời khắc phục những hạn chế khi áp dụng vào thực tế” Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nêu rõ.

Bên cạnh đó, các quan điểm chỉ đạo như thể chế hóa đầy đủ chủ trương, nhiệm vụ của Đảng, bảo đảm tính đặc thù vượt trội cho Thủ đô, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội trong thẩm quyền điều hành, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và trách nhiệm giải trình, cần được các cơ quan tuân thủ trong từng quy định chi tiết. Điều này không chỉ giúp phát huy thế mạnh của Hà Nội mà còn tăng cường sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô (sửa đổi) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã được phân định rõ ràng. Đối với những nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các cơ quan phải nỗ lực để ban hành văn bản kịp thời.

Đảm bảo kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi)
Hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Đối với các nội dung phức tạp hơn, có hiệu lực từ 1/7/2025, quá trình xây dựng văn bản cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Sở Tư pháp đóng vai trò điều phối và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đảm bảo lập danh mục các văn bản cần ban hành, và cùng với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát những nội dung quan trọng, cần thiết để ưu tiên ban hành sớm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi Luật Thủ đô có hiệu lực.

Chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô (sửa đổi) phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Các văn bản này cần bám sát 9 chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng nội dung cụ thể, phù hợp và có tính đặc thù vượt trội, đồng thời thể hiện tính đồng bộ và khả thi cao. Việc ban hành văn bản không chỉ cần thiết để luật có hiệu lực mà còn phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh, đây là những vấn đề cốt yếu và các yếu tố cần quan tâm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua đó, các văn bản này không chỉ có vai trò hướng dẫn mà còn là nền tảng pháp lý giúp các chính sách và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và bền vững trong thực tế.

Hoàng Phúc
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Hội nghị người lao động cấp Công ty năm 2025, Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện để các đơn vị trong công ty sớm hoàn thành Hội nghị người lao động cấp cơ sở.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị truyền thông chính sách, Chỉ thị của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cho công nhân, viên chức, lao động.
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Tin khác

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Xem thêm
Phiên bản di động