Bi đát những nạn nhân sống sót trong tai nạn lao động

Những nạn nhân sống sót trong các vụ tai nạn lao động đang để lại những nổi đau mất mát lớn cho cả gia đình và toàn xã hội, bởi không chỉ thiệt hại về kinh tế mà tương lai của họ ở phía trước cũng mù mịt. 
Giảm tần suất tai nạn lao động chết người
Tai nạn lao động vẫn được hưởng bảo hiểm y tế
Thế nào được gọi là tai nạn lao động?
Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động

Sống đời thực vật

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Lê Thế Tùng (SN 1993, ở thôn 3, xã Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa), ngôi nhà cấp 4 ở phía cuối làng của vùng nông thôn hẽo lánh. Trong gian buồng chật hẹp chỉ đủ kê chiếc giường mới cưới, anh Tùng rớm nước mắt kể lại, cách đây chưa đầy năm anh lập gia đình, trong lúc vợ đang mang thai anh tranh thủ đi làm thuê nghề xây dựng. Vào ngày giữa tháng 5/2015, đang chát tường nhà thì bất ngờ anh bị trượt chân ngã từ tầng 4 xuống đất và nằm bất tỉnh tại chỗ.

Bi đát những nạn nhân sống sót trong tai nạn lao động
Anh Lê Thế Tùng bị liệt toàn thân trong một vụ tai nạn lao động

Nhiều người vội đưa anh vào bệnh viện cấp cứu, anh Tùng bị dập gan, tràn dịch phổi, thủng ruột, gẫy tay phải, rạn xương chậu, gẫy cột sống. Sau đó anh được chuyển viện ra Hà Nội tiếp tục cấp cứu, 20 ngày sau anh mới tỉnh lại. Mặc dù thoát khỏi tử thần nhưng anh bị liệt toàn thân, mọi công việc hiện nay đều do bố, mẹ và vợ thay nhau chăm sóc.

Gia đình anh cho biết, những ngày qua đã phải vay mượn hết 500 triệu đồng để điều trị nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm, nhà thì nghèo không biết lấy tiền đâu để trả nợ, trong khi đó Tùng lại là lao động chính trong gia đình. Nhiều tháng nay anh không ăn được cơm mà chỉ ăn chút cháo, người chỉ còn da bọc xương, yếu ớt sống cảnh đời thực vật.

Trường hợp anh Trần Văn Lệ (SN 1975, ở Phố Thiều, xã Dân Lý, Triệu Sơn, Thanh Hóa) cũng bị tai nạn lao động, đã gần 15 năm trôi qua anh phải nằm một chỗ, ăn uống khó khăn. Anh Lệ cho biết, ngày đó anh đi vào miền Nam làm thuê nghề xây dựng, bất ngờ dàn giáo bị sập khiến anh rơi từ độ cao 10 mét xuống đất.

Anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tai nạn lao động làm anh bị gẫy cột sống, đứt tủy, gia đình phải vay mượn hàng trăm triệu đồng và đã bán gần hết mảnh đất đang ở để lấy tiền điều trị tiếp cho anh. Mặc dù thoát chết nhưng anh đã bị liệt toàn thân và mãi mãi sống đời thực vật. Cũng từ đó đến nay mẹ anh hằng ngày vừa tranh thủ đi làm vừa phải chăm sóc cho con.

Bi đát những nạn nhân sống sót trong tai nạn lao động
Anh Trần Văn Lệ phải nằm một chỗ do bị tai nạn lao động

Gần đây, trường hợp anh Vũ Văn Toàn (SN 1981, ở làng Nội, xã Định Hòa, Yên Định, Thanh Hóa), cũng rất bi đát. Ngày 13/10/2015, anh Toàn đi làm xây dựng cho một gia đình, khi đó không may dàn giáo bị nghiêng và anh bất ngờ bị ngã ngồi rơi xuống đất. Anh Toàn được đưa vào bệnh viện cấp cứu và may mắn thoát chết, nhưng anh bị gẫy cột sống và liệt nửa người thân dưới, giờ cũng phải nằm một chỗ, ăn uống, vệ sinh phải có người phụ giúp.

Gia đình anh Toàn thuộc thành phần nghèo, trong khi bị tai nạn lao động gia đình phải vay mượn gần 200 triệu đồng để điều trị, không biết sau này lấy gì trả nợ. Giờ nằm một chỗ anh Toàn rất bi quan vì tương lai phía trước chỉ thấy những màu tối…

Cần tuân thủ những quy định

Theo thống kê của sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, năm 2014 trên toàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ tai nạn lao động, làm 16 người chết, 21 người bị thương nặng. Ngoài ra trong năm cũng xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (được xem là tai nạn lao động) làm 7 người chết, 13 người bị thương. 6 tháng năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, làm chết 6 người và bị thương nặng 12 người.

Ông Trịnh Quốc Chung, Trưởng phòng Việc làm và An toàn lao động (sở LĐTB&XH Thanh Hóa) cho biết, đa số những vụ tai nạn lao động xảy ra thường do người lao động chưa được tập huấn về an toàn lao động và chưa được trang bị bảo hộ lao động.

Bi đát những nạn nhân sống sót trong tai nạn lao động
Anh Vũ Văn Toàn bị liệt nửa người thân dưới do tai nạn lao động

Bên cạnh đó, những người lao động làm việc thường theo mùa vụ, làm ngày nào trả lương ngày đó, không có hợp đồng lao động, bảo hiểm…khi xảy ra tai nạn người lao động thì nạn nhân đều bị thiệt và gánh chịu hậu quả.

Với chức năng quản lý về mặt nhà nước, ông Chung khuyến cáo người lao động cần nắm rõ những nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động, cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình làm việc an toàn đối với máy, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn lao động.

Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mà chủ lao động đã cấp. Tham gia các khóa tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động tổ chức. Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp để tìm công việc hợp lý để làm.

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện những nguy cơ mất an toàn lao động để có biện pháp phòng ngừa. Người lao động cũng có thể từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của mình…

Với những nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động thường có những hoàn cảnh rất khó khăn, lại là lao động chính trong gia đình. Khi bị tai nạn không chỉ trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội mà tương lai phía trước của họ cũng trở nên tối tăm, mù mịt.

Trịnh Tuyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, trong Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, hướng về đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ông Trịnh Xuân An cho biết, đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn, nên Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị theo phương án này.

Tin khác

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Dự kiến, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương sẽ trao tặng 10.000 phần quà cho đoàn viên (ĐV), công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Xem thêm
Phiên bản di động