Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng
Xúc động người vợ gạt nước mắt hiến tạng chồng cứu người Hiến tạng cứu người: Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi” Tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho nữ hộ sinh hiến tạng cứu 4 người |
Theo Bộ Y tế, Việt Nam triển khai ghép tạng muộn hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á 20 năm. Tuy nhiên, hơn 30 năm qua, nước ta đã thực hiện được hơn 8.600 ca ghép tạng. Riêng trong hai năm 2022, 2023, mỗi năm nước ta thực hiện ghép tạng hơn 1.000 ca, trở thành nước có số lượng ca ghép tạng/năm cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Báo Chính phủ). |
Dù vậy, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của người bệnh. Đặc biệt, chưa đến 5% ca ghép tạng được thực hiện từ nguồn hiến là người cho chết não.
Theo báo cáo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, cả nước hiện có hơn 86.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chiếm 0,086% dân số. Tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng sau khi chết tại Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp tổ chức là sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về hiến mô, tạng, thắp lên ngọn lửa nhân ái và nhân rộng thêm những hành động cao quý, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
“Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục. Đây cũng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là một trong những phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin.
Phát động chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến người hiến tạng, gia đình người hiến tạng; đồng thời nhấn mạnh, hiến mô, tạng là món quà cao quý nhất của một người trao tặng cho người khác. Thời gian qua, hàng nghìn người đã được cứu sống từ tấm lòng cao cả ấy.
Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động động chương trình (Ảnh: Báo Chính Phủ). |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mặc dù đi sau thế giới nhưng đến nay trình độ ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng nhiều nước và tỷ lệ sống sau ghép tạng ở Việt Nam còn cao hơn so với một số quốc gia phát triển, trong khi chi phí thấp hơn rất nhiều.
“Trong hơn 30 năm qua, lĩnh vực ghép tạng đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc nhờ 3 nhân tố chủ yếu: Thứ nhất là chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích của Đảng, Nhà nước; thứ hai là sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế và thứ ba là sự hy sinh cao cả của những người hiến tạng, gia đình người hiến tạng và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng bày tỏ sự xúc động khi tới dự “Lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người” tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - bệnh viện tuyến trung ương hàng đầu về phẫu thuật của cả nước.
“Sự kiện càng đặc biệt hơn khi được tổ chức đúng vào ngày 19/5 - Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - Người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân và hòa bình, tiến bộ của nhân loại”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Với ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ gợi ý, lấy ngày 19/5 - Ngày sinh của Chủ tịch Hồi Chí Minh là ngày tri ân những người đã hiến tặng mô, tạng cứu người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục phát triển ngành Ghép tạng, mở rộng nguồn mô tạng hiến từ người chết, chết não. Cùng với đó, nghiên cứu chính sách ưu tiên, cơ chế đặc thù, khuyến khích hiến, ghép mô tạng.
Ngay sau khi phát động chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng các đại biểu tham dự chương trình đăng ký hiến mô, tạng; đồng thời kêu gọi, mỗi người Việt Nam không phân biệt vùng miền, ngành nghề... hãy đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để tiếp nối hy vọng, gieo mầm sự sống cho người bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng đã gửi thư kêu gọi các thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời.
Trước khi bắt đầu chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tặng quà, trò chuyện với các bệnh nhân ghép gan, và tim tại Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00