Báo động việc người trẻ tiêu xài hoang phí trên sức lao động của người khác

Hiện nay, thực trạng đáng lo ngại quanh lối sống đua đòi, thực dụng, có phần đề cao xu hướng “hưởng thụ” của một bộ phận giới trẻ. Biểu hiện dễ thấy ở nhóm người này là lười nhác, chểnh mảng học hành, thường đàn đúm trưng diện, la cà quán xá “vui là chính”. 
bao dong viec nguoi tre tieu xai hoang phi tren suc lao dong cua nguoi khac Tại sao những người trẻ khỏe mạnh lại bị đau tim?
bao dong viec nguoi tre tieu xai hoang phi tren suc lao dong cua nguoi khac Người trẻ bỏ Facebook với tốc độ nhanh hơn dự kiến
bao dong viec nguoi tre tieu xai hoang phi tren suc lao dong cua nguoi khac Lý do ngày nay nhiều người trẻ bị đột quỵ

Sống dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, song lúc nào trông họ cũng bóng mượt, ăn ngon, mặc đẹp, xài sang, xe xịn, điện thoại di động đắt tiền, phụ kiện hàng hiệu, vi vu du lịch khắp chốn, dù rằng không ít bạn trẻ sinh trưởng trong gia đình không lấy gì làm khấm khá, thậm chí còn khó khăn, thiếu thốn.

“Bóc ngắn, cắn dài”

TS xã hội học Trương Xuân Trường, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ câu chuyện cười ra nước mắt: Nhóm người nước ngoài lần đầu đến Việt Nam cứ trầm trồ: “Hà Nội có nhiều đại gia trẻ tuổi…”. Các bạn đâu biết, trong số thanh niên được họ ngưỡng mộ qua vẻ bề ngoài có không ít “công tử, tiểu thư” bòn rút cha mẹ để đắp lên mình những món đồ đắt tiền, khẳng định đẳng cấp dân chơi. Triển khai đề tài nghiên cứu về lối sống của thanh niên các khu đô thị, vị TS này càng day dứt hơn khi tiếp xúc với các bậc phụ huynh mang nặng nỗi buồn lo lắng về những đứa con chỉ biết tiêu sài, hưởng thụ mà bê trễ bổn phận cá nhân.

Một cặp vợ chồng công tác trong ngành thủy sản sinh được một gái, một trai. Cậu con trai tên là Vũ Đức N. từ khi tốt nghiệp cấp ba đến nay đã gần mười năm vẫn chỉ rong chơi. Bố mẹ cho tiền không đủ tiêu xài thì cậu ta “ăn vạ”, hết ngồi lì ở công ty của chị gái lại đeo bám anh rể ở cơ quan lèo nhèo xin xỏ. Một ngày của N. giống như những thanh niên ăn chơi thường thấy là dậy muộn, lướt web, lên “phây”, rồi lượn phố săn hàng hiệu, tụ tập ăn uống, đi bar.

Một gia đình trí thức khác có cậu con trai duy nhất Hoàng Hải A. cũng thuộc nhóm ăn chơi vô độ. Tốt nghiệp trường trung cấp nhưng cậu ta cứ đòi bố mẹ phải tìm cho vị trí việc làm “ngồi mát, ăn bát vàng”, tại văn phòng máy lạnh mát rượi với mức thu nhập “khủng”.

bao dong viec nguoi tre tieu xai hoang phi tren suc lao dong cua nguoi khac
Ảnh minh họa.

Loại dân chơi này bản thân không kiếm nổi đồng nào nhưng luôn chê các cơ sở tuyển nhân viên đồng lương không đủ sống, công việc không “xứng tầm”. Họ cố tình “nhảy việc” chuyển hết chỗ này, tới chỗ khác, cuối cùng thất nghiệp trở về ăn bám cha mẹ. Trong đợt nghỉ lễ dài ngày 30-4, 1-5 vừa qua, không ít bạn trẻ đua nhau đi du lịch khắp nơi bằng những đồng tiền ngửa tay xin bố mẹ, hoặc vay mượn người quen, hay làm thẻ ghi nợ với ngân hàng.

Không chỉ du lịch ở trong nước, nhiều cô, cậu vi vu sang tận Thái Lan, Hàn Quốc, thậm chí châu Âu, Úc, Mỹ xa xôi. Những chuyến đi đó ngốn hàng chục triệu, trăm triệu đồng, nhưng thực chất không phải do mồ hôi, nước mắt bản thân mình làm ra, chỉ để thỏa mãn thói xa hoa, cứ hồn nhiên, vô tư xách va-li lên đường. Đặt chân tới đâu họ cũng không quên cập nhật lộ trình lên “phây” nhằm khoa trương, khoe mẽ với bàn dân thiên hạ.

Mẹ làm nghề buôn bán ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cô con gái Đào Thùy L. suốt ngày đi spa, chải chuốt, mua sắm, sáng cà-phê, trưa nhà hàng, tối vũ trường. Dàn tiểu thư vô công rồi nghề như cô nàng L. hễ bị phụ huynh rầy la là bật lại: “Phải đầu tư mới có cơ hội sánh đôi cùng đại gia”.

Cô lý luận, có tấm chồng giàu thì sướng cả đời, không phải làm gì cho cực khổ. Các cô tính vậy, nhưng những đại gia thật sự mấy khi chấp nhận kết hôn với tuýp người này? Rốt cuộc, các “tiểu thư” lại gặp đại gia…”rởm”, rồi vợ chồng trẻ tiếp tục sống bằng tiền bòn rút của cha mẹ đôi bên. Khi vợ chồng sinh con thì ông bà lại phải dốc hầu bao nuôi cháu.

Nếu ông bà tuyên bố không còn khả năng chu cấp thì bố mẹ đứa trẻ sẵn sàng bỏ nhà đi. Không có tiền ăn chơi họ bán điện thoại, đặt xe, vay nặng lãi. Chủ nợ tìm đến, cha mẹ sợ con bị hành hung, lại phải xoay xở trả nợ thay…

Theo số liệu thống kê quý 1-2018, nước ta có hơn 500 nghìn thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 thất nghiệp, tăng đáng kể so cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là, trong số đó không ít người có cơ hội việc làm nhưng không chịu lao động. Thực tế đáng báo động này khiến cộng đồng lo lắng về hiện tượng số người trẻ sống dựa, bòn rút tiền của cha mẹ để thỏa mãn thói ăn chơi đang có xu hướng gia tăng.

Hệ lụy khôn lường

Không nên nghĩ một bộ phận thanh niên sống dựa, xài sang là chuyện nhỏ. Theo thông tin từ ngành công an, thủ phạm gây ra hơn 70% số vụ án hình sự là người trẻ, trong đó không ít đối tượng trước khi gây án không việc làm, sống nhờ sự bao bọc của gia đình. Ví lý do nào đó, nguồn chu cấp không còn hoặc không đủ để họ thỏa mãn nhu cầu ăn chơi thì họ lao vào con đường bất chính, gây đau khổ cho bao gia đình, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Mới đây, tại huyện Mê Linh, Hà Nội đã xảy ra vụ án đau lòng. Người mẹ 55 tuổi trong cơn nóng giận tự tay giết chết đứa con trai duy nhất mới 19 tuổi. Người mẹ nghèo bao năm vì con đã không nề hà bất cứ việc gì. Sự đòi hỏi quá đáng của con: điện thoại xịn, xe máy đắt tiền… khiến bà ức chế, suy sụp vì túng quẫn. Trong giây phút giận dữ người phụ nữ ấy đã có hành động bột phát vung tuýp sắt phang vào đầu con trai. Hệ quả của việc đòi hỏi, bòn rút cha mẹ không có điểm dừng thật là thảm khốc…

Trao đổi ý kiến chung quanh thực trạng này, bà Lê Thị Túy, chuyên gia tư vấn tâm lý Trung tâm tư vấn tuổi trẻ hạnh phúc gia đình Việt Nam nhấn mạnh vai trò của giáo dục gia đình. Con người phải biết tự kiếm sống mới không trở thành kẻ vô dụng. Chu cấp tiền bạc cho con tiêu xài vô tội vạ thì con càng ỷ lại.

Cho con cuộc sống dễ dàng từ thuở nhỏ, phụ huynh khiến con cái mất đi ý thức tự lập, phấn đấu vươn lên. Những đứa trẻ được chăm bẵm, quen hưởng thụ, khi đến tuổi thành niên chúng càng trở nên quá quắt. Phụ huynh biết con mình thật tệ nhưng họ vẫn không dám thay đổi biện pháp giáo dục, tiếp tục thương con theo cách yếm thế.

Sợ con khổ, thua kém bạn bè, sợ chúng “túng làm liều”, cha mẹ cố tự an ủi mình: con “chưa gặp thời”, “chưa đứng số”, rồi lại nai lưng chu cấp. Làm vậy là đồng nghĩa với việc cha mẹ tự hủy hoại cuộc sống của con và của chính mình. Cần thẳng thắn với con, không phải lúc nào cha mẹ cũng có đủ điều kiện kinh tế, sức khỏe để bao bọc, giúp con thỏa mãn nhu cầu hưởng lạc. Chưa thể ngay lập tức “cắt” nguồn chu cấp thì hãy giảm dần để con cái hiểu ý mẹ cha đã quyết và chúng buộc phải vận động, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Cha mẹ nào cũng mong được tự hào về con khi con khôn lớn. Người trẻ nếu không bị khuyết tật thể chất hay thiểu năng trí tuệ thì hãy lao động để ít nhất cũng tự lo được bản thân. Công việc sẽ cho ta sự tôn trọng của mọi người, giúp ta thấy cuộc đời có ý nghĩa chứ không phải là gánh nặng của gia đình, xã hội.

Ở tầm vĩ mô, đã đến lúc chúng ta cần đẩy mạnh can thiệp để ngăn ngừa sự gia tăng số người trẻ ăn chơi, hưởng lạc trên sức lao động của người khác. Cần có chế tài nghiêm khắc với việc con cái đã trưởng thành thực hiện hành vi ép buộc cha mẹ cung cấp tài sản, tiền bạc phục vụ các nhu cầu tiêu khiển xa hoa, lãng phí.

Theo Hoàng Hoa/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động