Lý do ngày nay nhiều người trẻ bị đột quỵ
![]() |
Chị Cara Zizzo đến từ Mỹ đã may mắn sống sót sau cơn đột quỵ ở tuổi 28. Điều cuối cùng mà chị nhớ lại sau khi thức dậy ở bệnh viện là đang cắm chìa khóa vào ổ khóa xe trong lúc đi shopping cùng với một người bạn.
Chị nhớ lại: “Các bác sỹ nói với tôi rằng tôi bị đột quỵ, nhưng tôi không tin điều đó. Tôi mới 28 tuổi. Không ai bị đột quỵ ở tuổi 28 như thế. Điều đó dường như là không thể”.
Và đó là câu chuyện của 3 năm về trước và hiện tại chị vẫn bị ảnh hưởng sau cơn đột quỵ đó. Thỉnh thoảng chị không nhớ được các từ như tủ quần áo hay cái bút mà thay vào đó phải vòng vo mô tả chúng.
Những gì chị nhớ là uống thuốc kiểm soát cholesterol hàng ngày để ngăn ngừa cơn đột quỵ khác có thể xảy ra. Các bác sĩ của chị đã đưa ra giả thuyết rằng, cơn đột quỵ có liên quan đến một lỗ hổng nhỏ ở trong tim từ lúc sinh ra mà không hề hay biết.
Tuy nhiên, nó sẽ không có gì nguy hiểm, nhưng thật không may là chị Cara có chỉ số cholesterol cao - một yếu tố khác mà chị cũng không biết cho đến khi bị đột quỵ - và đó là nguyên nhân gây ra ba cục máu đông hình thành đầu tiên ở chân, sau đó đi qua tim và vào não.
Chị cho hay: “Tôi không biết về các con số cholesterol của bản thân vì tôi nghĩ còn quá trẻ để lo lắng về điều đó. Tôi không hút thuốc, thuốc tránh thai nên tôi nghĩ là tôi không có nguy cơ bị đột quỵ. Việc xét nghiệm cholesterol hay huyết áp tôi chưa bao giờ nghĩ đến”.
Xét nghiệm sàng lọc không chỉ dành cho người lớn tuổi!
Hầu hết những bạn trẻ như chị Cara Zizzo đều không nhận thức về các con số có thể khiến họ có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Đó là bởi vì hầu hết những người trẻ tuổi thường không quan tâm đến một số xét nghiệm sàng lọc nhất định. Họ tin rằng họ không cần phải làm gì cho đến khi nhiều hơn, chẳng hạn như xét nghiệm cholesterol, huyết áp và đường huyết.
Theo chuyên gia về thần kinh Diana Greene Chandos, Giám đốc chăm sóc thần kinh tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio, những xét nghiệm định kỳ này có thể giúp các bác sĩ đưa ra được chẩn đoán về nguy cơ đột quỵ.
Theo bà Diana, so với 20 năm trước, tỷ lệ đột quỵ đang gia tăng ở người trưởng thành trẻ tuổi đến mức đáng kể. Một nghiên cứu gần đây của JAMA Neurology cho thấy tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên ở cả nam giới và nữ giới dưới 45 tuổi.
Ở phụ nữ từ 18 đến 34 tuổi, tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng 31,8% (từ 4,4 cho mỗi 10.000 trường hợp nhập viện trong năm 2003-2004 đến 5,8/10.000 trường hợp nhập viện vào năm 2011-2012), trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi tăng 30% (từ 27,5/10.000 trường hợp nhập viện đến 35,8/10.000 trường hợp nhập viện).
Một yếu tố nguy cơ ở phụ nữ có thể là do sử dụng biện pháp tránh thai. Các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố có liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối và các huyết khối chiếm tới 87% tổng số ca đột quỵ. Hút thuốc cũng là lý do tuy nhiên không phải là lý do lớn làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Thay vào đó, nó có thể là do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ đột quỵ thông thường như cao huyết áp, rối loạn lipid, tiểu đường, béo phì. Nghiên cứu của JAMA Neurology cho thấy rằng sự gia tăng ở mỗi nguyên nhân khác nhau nhưng các rối loạn lipid - còn được gọi là cholesterol cao - đang tăng lên nhiều nhất, từ khoảng 12 đến 21%.
Thật sự, những người trẻ đang rất chủ quan với nguy cơ đột quỵ khi nghĩ rằng xét nghiệm sàng lọc các yếu tố trên chỉ dành cho những người lớn tuổi.
Tiến sĩ Greene-Chandos khuyên rằng: “Hãy kiểm tra sức khoẻ đều đặn ngay cả khi bạn nghĩ bạn còn quá trẻ và khỏe mạnh. Khi biết về các chỉ số như cholesterol, lượng đường trong máu, huyết áp…bạn sẽ được các bác sỹ đánh giá nguy cơ đột quỵ chính xác hơn. Đừng nghĩ rằng những cơn đột quỵ chỉ xảy ra ở người già. Đơn giản là không phải vậy”.
Theo Quách Vinh/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58