Xuân nơi phố cổ

(LĐTĐ) Đón Tết ở phố Cổ bao giờ cũng là niềm say mê, háo hức của nhiều người Hà Nội, bởi nơi đây có những nét riêng ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến cũng muốn một lần ghé qua.
Những người thợ giữ nghề nơi phố cổ Câu chuyện phố cổ Hà Nội

Từ xưa đến nay, phố cổ Hà Nội còn gọi là khu phố nghề, tập trung buôn bán các vật dụng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhất là vào dịp cuối năm. Phố cổ Hà Nội đã thay đổi nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn đó những bản sắc riêng, những không khí rất riêng vào những ngày giáp Tết mà không nơi nào có được.

Sinh ra và lớn lên ở trong khu phố Cổ, chứng kiến biết bao sự thay đổi của đất nước, Thủ đô nhưng mỗi khi nhắc đến cái Tết của người Hà Nội, ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) đều không giấu được cảm xúc của mình. “Tôi là người đã từng trải qua ít nhất 2 thời kì thay đổi trong Tết của người Hà Nội, đó là Tết của thời bao cấp và cái Tết của hiện tại. Ở mỗi thời điểm, gia đình tôi có một cách ăn Tết khác nhau. Thế nhưng trong bất cứ thời điểm nào, cái “vị” Tết luôn được tôi và gia đình nâng niu nắm giữ”, ông An tâm sự.

Trong ký ức người dân phố cổ, “vị Tết” nơi đây có những nét rất riêng khiến ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến một lần cũng muốn ghé qua.
Trong ký ức người dân phố cổ, “vị Tết” nơi đây có những nét rất riêng khiến ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến một lần cũng muốn ghé qua.

Theo ông An, ký ức về Tết cả xưa lẫn nay đều vẫn luôn đẹp như vậy. Với ông, Tết bắt đầu báo hiệu từ khi xuất hiện những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ. Ở đó bày biện đủ các loại tranh như Đông Hồ gà, lợn, nét tươi trong, tranh Hàng Trống mang đậm nét dân gian đặc trưng của một dân tộc văn hóa. Hình ảnh những ông đồ mặc áo the, đầu chít khăn khiến phố Hàng Bồ khác hẳn thường ngày. Hòa lẫn với mùi mực, giấy mới là thứ mùi hương thơm ngát của hương thẻ, hương trầm, hương vòng, hòa quyện với mùi nến thơm.

Tiếp đó là việc mua sắm, trang trí nhà cửa, cũng như bao gia đình phố Hàng Đào, bố mẹ ông đặt dưới vườn hoa Nhật Tân một cành đào đẹp, trang trí ở khoảng sân giếng trời và một cây quất để trong phòng khách. Đặc biệt, trên ban thờ không thể thiếu một cành đào nhỏ. “Chiều 30 Tết, bố mẹ tôi cùng nhau dọn dẹp ban thờ. Ông bà giải thích phải tự tay dọn dẹp, bày biện ban thờ mới tỏ được lòng thành kính với tổ tiên. Ghi nhớ lời dạy, cho đến nay gia đình tôi vẫn giữ nguyên “nếp” cũ ấy”, ông An chia sẻ.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nếp sống xưa vẫn được ông An cùng con cháu cố gắng gìn giữ. Ngôi nhà hiện tại chỉ có hai vợ chồng ông An và người em gái út ở. Vào mỗi dịp lễ Tết, mọi thành viên trong đại gia đình đều thu xếp về quây quần bên mâm cỗ gia đình. Ông An cũng cho rằng, ở mỗi thời kì thì phong vị của Tết đều có sự thay đổi. “Tôi cho rằng việc giữ Tết xưa còn là giữ văn hóa, truyền thống, nếp sống, sự hiếu khách của người Hà Nội chứ không nhất thiết phải giữ nguyên cách ăn Tết”, ông An chia sẻ.

Thật vậy, trong các câu chuyện của những người dân phố Cổ, “vị Tết” nơi đây có những nét rất riêng khiến ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến một lần cũng muốn ghé qua. Càng vào những ngày giáp Tết, xung quanh các tuyến phố chuyên kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: Hàng Mã, Hàng Trống, Hàng Lược, khu vực chợ Đồng Xuân… tập kết, biết bao nhiêu những mặt hàng đặc sản phong phú, đa dạng ở khắp các vùng đất nước được mang về để đáp ứng cho nhu cầu mua sắm ngày Tết của các gia đình Hà Nội giàu bản sắc văn hóa.

Với người dân phố Cổ, yếu tố “văn hóa, tâm linh” dường như là một việc làm thiêng liêng, quen thuộc. Chính vì vậy, dù khó khăn hay bận rộn đến mấy, người dân phố Cổ đều dành thời gian, công sức và tiền bạc để mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, thắp nén tâm nhang nơi Đền, Chùa, Miếu mạo. Việc cúng lễ Thần, Phật, cúng giỗ Tổ tiên nhân dịp đầu năm mới là công việc không thể thiếu để cầu mong quốc thái, dân an, cầu mong cho mọi người có cuộc sống no ấm, an khang, thịnh vượng.

Đặc biệt, phố Cổ cũng sở hữu một chợ hoa Tết chỉ mở duy nhất 1 lần trong năm. Theo đó, từ ngày 23 âm lịch cho đến 30 Tết, khu vực Phố Hàng Lược sẽ được tô điểm bằng hàng ngàn những cành đào Nhật Tân, những chậu quất Tứ Liên, Nghi Tàm. Rồi vô vàn các loại hoa Tết như Thược dược, Lay ơn, hoa Cúc, Hải đường của hai làng hoa nổi tiếng Hà Nội là Ngọc Hà và Hữu Tiệp được người dân đem ra bày bán tại đây. Tất cả mọi thứ, khiến không khí của “khu chợ” mang hương vị rất riêng với những ai vẫn luôn hoài niệm cái Tết xưa.

Ngày nay, mặc dù Tết ở phố Cổ không thể giữ được hết những nét đa dạng, phong phú khi xưa nhưng dư vị Tết nơi phố Cổ thì còn mãi. Bà Nguyễn Thị Hiền (85 tuổi), chủ một cửa hàng bán dụng cụ âm nhạc dân tộc trên phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm vẫn vô cùng xúc động khi nhắc đến Tết nơi phố Cổ. Theo bà Hiền, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán không được nhộn nhịp, náo nhiệt như xưa. Tết có phần tĩnh lặng hơn, nhưng không khí Tết thì vẫn hiện diện trong từng căn nhà, góc phố.

“Ngay từ những ngày giáp Tết khoảng 1 tháng, trên các con phồ nghề, hàng Tết vẫn đổ về với quần áo, rượu, thuốc, chè, mộc nhĩ, măng miến, bóng… để sau đó lại tỏa mang theo “mùa xuân” đến muôn nơi. Dù bây giờ, cuộc sống dư dả hơn, người người nhà nhà chẳng thiếu thứ gì, dù mùng 1, 2 Tết đã có hàng bán nhưng tâm lý thích dư dả, đủ đầy nên mỗi nhà vẫn chuẩn bị nhiều đồ cho 3 ngày Tết”, bà Hiền chia sẻ.

Năm nay, người dân Hà Nội đã dần thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19, do vậy tùy theo điều kiện, các hoạt động mua bán, chuẩn bị cho Tết vào những ngày cuối năm tại phố Cổ vẫn diễn ra bình thường. Vừa mừng vì vẫn có thể đi nhiều, mua nhiều nhưng cũng thoáng chút băn khoăn vì đông người như vậy, nhỡ ra có chút sơ sảy nào thì thật mất vui. Chính vì vậy, giữa các luồng thông tin háo hức, hối hả trong ngày giáp Tết, đan xen vào đó vẫn là những bản tin về thông điệp 5K, về nhắc nhở an toàn phòng, chống dịch bệnh để góp phần cùng nhân dân có một cái Tết vui vẻ, an toàn.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động