Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù
Đánh thức tiềm năng "đô thị sông nước" Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024 Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 |
Thực hiện Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội Tổng Nam Phù năm 2024 làm cơ sở xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị đưa lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội Tổng Nam Phù được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Ba âm lịch hằng năm. Ngày 14, vào buổi sáng, dân làng tổ chức lễ rước nước về chùa để làm lễ mộc dục tượng nhị vị Bồ Tát. Nước phải được lấy ở giữa dòng sông Hồng, tại bến Tranh Khúc. Dân làng Tranh Khúc phải lo chuẩn bị thuyền và nghi lễ lấy nước.
Sáng sớm đoàn rước nước hàng tổng tập trung tại chùa Hưng Long để khởi hành. Đi đầu là đội múa lân, đội sinh tiền vừa múa vừa gõ nhạc, hương án do bốn nam thanh niên khiêng, đội nhạc lễ dạo những bản nhạc tiết tấu cung đình, sau đó là kiệu rước nước do bốn cô gái thanh tân được tuyển chọn khiêng. Đoàn rước đi theo triền đê xuống làng Tranh Khúc.
Lễ hội Tổng Nam Phù được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Ba âm lịch hằng năm. |
Đoàn dừng lại tại Miếu Bóng làng Tranh Khúc để lễ Thủy thần. Đại diện làng sở tại Tranh Khúc phát biểu vắn tắt về công ơn nhị vị Bồ Tát và truyền thống đoàn kết của 10 làng cùng lời chào mừng các xã bạn, ông chủ tế đáp từ và cảm ơn làng sở tại. Một thầy cúng sẽ đọc bài sớ để xin hà bá Thủy thần cho mang nước về làm lễ mộc dục.
Trong khi tiến hành nghi lễ, cử nhạc chiêng trống và sau khi cúng xong tổ chức xuống thuyền. Đoàn thuyền đi rước nước có đội hình chính từ 5 - 7 chiếc bao gồm thuyền chính chở kiệu rước, thuyền chở đội đồng văn bát âm, thuyền tải mã, thuyền chở đội rồng và sư tử và từ một đến hai thuyền chở các già dâng hương và tụng kinh niệm Phật.
Ngoài ra, có 5 - 6 thuyền chở đại diện các làng trong hàng tổng đi dự lễ. Các thuyền sử dụng trong rước nước đều tự nguyện, vì chủ thuyền nào cũng muốn góp công đức nơi cửa Phật và do làng sở tại đảm nhiệm.
Trong khi múc nước thì đội bát âm cử nhạc, đội rồng đội sư tử đánh trống và uốn lượn theo thuyền, các già niệm Phật, các thuyền còn lại bơi lượn vòng quanh nơi múc nước. Sau khi múc nước đã đủ 18 gáo thì đoàn thuyền quay về cập bến lên bờ. Cả đoàn rước quay lại chùa Hưng Long. Cùng lúc tại chùa các nhà sư cúng giàng và lễ lục cúng, tụng kinh và đi ba vòng từ gian chính qua hai bên giải vũ, qua nhà “chương” rồi về nơi xuất phát.
Khi rước nước về chùa thì chỉ những người có trách nhiệm mới được vào nơi thờ Nhị vị làm lễ mộc dục, còn dân chúng và đoàn rước dừng lại ở sân chùa xem biểu diễn múa rồng, múa sư tử và biểu diễn võ thuật. Chóe nước thiêng đưa vào toà thờ. Các ni sư lấy nước từ các chóe ra pha với nước ngũ hương bao sái tượng Nhị vị và thay áo. Trước khi khoác áo mới cho tượng, ni sư dùng miếng vải đỏ mới, lau khô tượng, lau xong xé nhỏ vải chia cho mọi người lấy lộc.
Tiếp đó là lễ Bạch văn khai hội do đội tế nam Tương Trúc và Tự Khoát thực hiện rồi đến ban dâng hương hiến cúng. Truyền rằng, để tưởng nhớ công ơn Nhị vị sư tổ đã truyền nghề, cứ đến lễ hội hằng năm, nhân dân tổ chức hội thi tay nghề truyền thống. Đặc biệt, ngoài thanh bông hoa quả hiến cúng tổ phải có bánh dày thơm dẻo tinh khiết.
Buổi chiều là lễ dâng hương hiến cúng của nhân dân và các làng, sau đó là những tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian. Đêm 14 tháng Ba, Phật tử, tín đồ và một bộ phận dân các làng tập trung tụng kinh niệm Phật, chèo đò và kể hạnh suốt cả đêm.
Sáng ngày 15, là ngày chính của lễ hội hàng tổng. Buổi sáng chùa Hưng Phúc, chùa Hưng Long, chùa Phổ Quang, chùa Tương Chúc, chùa Đam Uyên, chùa Tranh Khúc, chùa Mỹ Ả và chùa Việt Yên cờ trống, chiêng, thanh la, não bạt, quân nào quân ấy chỉnh tề rước hương án, long đình, kiệu võng Nhị vị Bồ Tát và kiệu bát cống đi xuống Lăng Liên Hoa mở hội hành lễ.
Huyện Thanh Trì đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội Tổng Nam Phù là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Đội rước kiệu của các chùa Hưng Phúc, Hưng Long đều được tổ chức gần như giống nhau với đội hình: Đi đầu là đội trống cái và chiêng cùng với đội múa sư tử, múa rồng do các thanh niên trong làng đảm nhiệm, sau đó là đội quốc kỳ và ngũ sắc của các cháu thiếu nhi. Tiếp theo ban hương án của Nhị vị Bồ Tát và kiệu bát cống do các nam nữ thanh niên đảm nhiệm cùng đội nhạc lễ, đội bát bửu. Tiếp đó là ban tế nam, cờ thần, trống chiêng, đội sinh tiền.
Tiếp tục với đội kiệu võng của Nhị vị Bồ tát, đi trước kiệu có hai trinh nữ, một mang tấm biển sơn son thiếp vàng với 4 chữ Hán “Lý triều đế nữ”, trinh nữ kia vác thanh gươm với trách nhiệm là nữ tướng hộ kiệu võng, hai bên có hai thanh nữ cầm quạt che. Sau đó đoàn đội các mâm lễ được trình bày nghệ thuật, đẹp mắt lễ được các thiếu nữ mặc áo dài của các làng đảm nhiệm. Sau cùng là các Phật tử và tín đồ, nhân dân địa phương và khách thập phương về dự lễ hội.
Từ sáng sớm các đoàn rước kiệu của cả 3 chùa đã lên đường trong tiếng chiêng tiếng trống tiếng hò reo của nhân dân bên đường. Các đoàn rước đến ngã ba kho gạo Đông Mỹ thì nhập làm một để cùng đi xuống Lăng Liên Hoa, rước lần lượt vào lăng, an vị hương án, kiệu bát cống và kiệu võng. Sau đó làm thủ tục hành lễ yết cáo chư thánh thần, đọc diễn văn khai mạc lễ hội.
Sau khi làm lễ tụng kinh, lễ tế, cúng dàng Nhị vị Bồ Tát, đội múa rồng tiến vào trình diễn màn múa Rồng Ấp Lăng để kết thúc và các đoàn rước đưa kiệu về chùa Hưng Long, thụ lộc cơm chay cùng với các Phật tử, tín đồ và dân làng. Buổi chiều, lễ tế chính hội được diễn ra vào lúc xế chiều do đội tế nam của làng Tương Trúc và Tự Khoát đảm nhiệm. Tiếp theo là lễ dâng hương hiến cúng của đội tế nữ. Xưa kia, trong ngày này làng Đông Phù tổ chức đốt pháo bông và hát xướng.
Ngày 16/3, buổi sáng, đoàn rước của hội lại tề chỉnh làm lễ tạ và rước kiệu về chùa Hưng Phúc là nơi hai bà về tu đầu tiên. Sau khi an vị Hương án tại chùa Hưng Phúc thì cử hành lễ tạ và cũng là lễ hạ hội theo nghi thức Phật giáo. Đến gần trưa thì đoàn rước của các chùa hồi quy bản tự. Duy có làng Ninh Xá, đoàn rước phải ghé vào Lăng Liên Hoa làm rồi lễ mới được về làng.
Lễ hội Tổng Nam Phù là một lễ hội lớn được tổ chức rất quy mô và hoành tráng, có sự tham gia của rất nhiều phật tử, tín đồ và nhân dân trong và ngoài vùng. Xen kẽ trong ngày hội có những trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống như: Hát quan họ, cải lương, chèo, tổ chức thi làng nghề, thi kéo co, chọi gà, thi cờ tướng. Lễ hội Tổng Nam Phù từ lâu đã không thể thiếu được trong đời sống văn hóa cộng đồng của cư dân trong vùng.
Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026” của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì nhằm mục đích khơi dậy lòng tự hào, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian đặc sắc của cha ông để lại. Đồng thời, sự kiện thực hiện đúng các văn bản quy định hiện hành với việc quản lý, tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh...
Do đó, trong các ngày diễn ra Lễ hội Tổng Nam Phù năm 2024, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Duyên Hà tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội Tổng Nam Phù là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07