Câu chuyện phố cổ Hà Nội
Phố cổ những ngôi nhà nhỏ lô xô với mái ngói âm dương vẫn làm thổn thức trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội |
Bài 1: Di sản và câu chuyện bảo tồn
Khu phố cổ Hà Nội có vị trí đặc biệt, có nguồn lực di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Trải qua bao thời gian, những ngôi nhà nhỏ lô xô với mái ngói âm dương vẫn làm thổn thức trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội. Và ở đó là những nếp nhà, những cốt cách riêng, những phố Hàng thương nhớ…
Nếp xưa nơi phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, với các phố nghề thủ công truyền thống, phố chuyên doanh và nhiều di tích, văn hoá, kiến trúc gắn liền với lịch sử của vùng đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Tiến sĩ - Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, Nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho rằng, trong sự phát triển của Thủ đô, khu phố cổ cũng đã có nhiều đổi khác. Thế nhưng từ bao đời nay người dân Hà Nội vẫn trân trọng gìn giữ, nâng niu từng chi tiết kiến trúc nhỏ nhất đến những di sản to lớn cả vật thể và phi vật thể ông bà để lại.
Xét về khía cạnh kiến trúc, trong khu phố cổ phần lớn là các công trình nhà ở có tổ chức không gian hình ống với các lớp công trình có sân trong giếng trời xen kẽ và mái dốc lợp ngói, sơn vôi vàng. Cho đến nay, cuộc sống đời thường của hàng nghìn người dân vẫn diễn ra mỗi ngày ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hà Nội.
Điển hình như cách bài trí, sắp xếp trong ngôi nhà là sự hòa hợp tinh tế, thể hiện gu thẩm mĩ và sự thanh tao của con người Hà Nội. Nơi thờ cúng tổ tiên là không gian trang trọng nhất với những bức hoành phi, câu đối đặt cạnh bàn thờ gia tiên quanh năm thoang thoảng hương trầm. Những “sập gụ, tủ chè, sách xưa và bình cổ” cùng “chiếc đồng hồ quả lắc già nua”... Tất cả đã cho thấy tâm hồn sâu lắng, nét trầm tư của người Tràng An xưa cũ.
Hiện nay, nhiều gia đình ở phố cổ vẫn giữ nguyên vẹn những vật dụng, lối kiến trúc cổ từ xưa để lại |
Thế nhưng, vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội không chỉ là vẻ đẹp của kiến trúc cổ, mà cái chính là “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, nếp sinh hoạt, việc làm ăn, cách ứng xử của người Hà Nội. Nằm nép mình trên phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm - Hà Nội), căn nhà số 72 của gia đình ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) được xây dựng gần 1 thế kỷ tới nay vẫn giữ vẹn nguyên lối kiến trúc cổ xưa.
Căn biệt thự này từng được nhiều đại gia trả giá hàng trăm tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn kiên quyết không bán. Theo chia sẻ của ông Thái An, đối với gia đình ông, căn nhà không chỉ có giá trị về vật chất mà giá trị về tinh thần còn lớn hơn nhiều. Căn nhà là nơi chứa đựng những kỷ niệm của gia đình ông, đồng thời chứng kiến biết bao sự đổi thay của Hà Nội.
Bố mẹ ông Thái An thuộc thế hệ những thương lái đầu tiên kinh doanh và mở tiệm vải lớn nhất nhì phố Hàng Đào. Nhờ vậy, trong thập niên 40 của thế kỷ trước, gia đình ông đã nổi tiếng khắp Hà Nội nhờ tài kinh doanh giỏi và trở thành một trong những gia đình buôn vải nức tiếng, sở hữu căn nhà rộng chừng 200m2, 3 tầng to nhất phố Hàng Đào. Đến nay, dấu ấn rêu phong không chỉ thể hiện qua từng chi tiết của căn nhà như khung cửa, cầu thang hay những bức ảnh đen trắng đã bạc màu, đó còn là câu chuyện ký ức về hành trình trưởng thành của đám trẻ năm xưa trên “mảnh đất vàng”, được lưu giữ trong trí nhớ của ông Thái An.
Ông chia sẻ: “Cho đến giờ tôi vẫn nhớ da diết tiếng leng keng quen thuộc của tàu điện mà mỗi ngày nghỉ bố tôi lại cho đi thỏa thuê cứ từ chợ Mơ lên chợ Bưởi rồi quay về. Mỗi khi hè đến, chúng tôi hay nhảy tàu điện từ Mai Hắc Đế lên Bờ Hồ rồi về. Ngày đó phố tôi ở trưa hè rất vắng, có khi 15 phút mới lại có chiếc xe đạp đi qua. Thậm chí, một số phố gần đấy vẫn để đu quay dưới lòng đường cho trẻ con chơi. Nhớ quá Hà Nội ngày xưa…”
Khai thác bền vững, hiệu quả
Hiện nay, theo sự phát triển của Thủ đô, của đất nước, phố cổ Hà Nội cũng cần phải có sự thay đổi. Bởi, phố cổ từ lâu đã được biết đến với một không gian phố xá chật chội, nhiều hàng quán kinh doanh, những mái che, mái vẩy chen chúc nhau, nhiều ngôi nhà bị xuống cấp trầm trọng. Tất cả những hình ảnh đó đã khiến phố cổ ngày một không đẹp mắt.
Để tạo nên một diện mạo mới cho phố cổ thì việc tiến hành hành chỉnh trang, thiết kế lại để phù hợp với công năng sử dụng; đồng thời tạo thêm không gian công cộng để phục vụ cho các hoạt động thăm quan du lịch và văn hóa tín ngưỡng là vô cùng cần thiết.
Thực tế, câu chuyện bảo tồn, tôn tạo và phát huy phố cổ Hà Nội được nhắc đến nhiều năm qua, làm sao vừa để gìn giữ di sản quý, vừa khai thác phát triển du lịch và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân là một bài toán khó. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội cũng như Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng đã có nhiều chương trình, đề án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phố cổ.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nhận định, về kiến trúc, có thể nói, khu phố cổ Hà Nội chính là điển hình của nền kiến trúc dân gian Việt Nam. Do vậy, cần xây dựng một quy hoạch phù hợp với đặc thù các giá trị văn hóa và kiến trúc riêng có của phố cổ Hà Nội để tạo thành một điểm đến hấp dẫn và độc đáo. Hình thành nên những tuyến phố du lịch điển hình nhưng vẫn đảm bảo được tính nguyên dạng của nhà cổ, phố cổ Hà Nội.
Đối với mỗi con phố, nên chọn những vị trí điểm nhấn, trang trọng đặt bảng hiệu giới thiệu ngắn gọn lịch sử lâu đời của nó nhằm cung cấp các thông tin, hiểu biết cơ bản cho người dân và du khách thì mới tôn vinh được giá trị văn hóa của đường phố ấy. Cần hoàn thiện, làm sinh động, độc đáo hơn phố đi bộ của Hà Nội (Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân) bằng việc kết hợp các hoạt động buôn bán vào ban đêm với các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào các thời gian khác trong ngày.
Các chuyên gia cho rằng, cần hình thành nên những tuyến phố du lịch điển hình nhưng vẫn đảm bảo được tính nguyên dạng của nhà cổ, phố cổ Hà Nội. |
Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, cần nghiên cứu, khắc phục phố nghề ở khu phố cổ Hà Nội như một nét văn hóa riêng. Ở mỗi phường nghề, phố nghề chỉ cần khôi phục thí điểm một số cơ sở sản xuất các sản phẩm cổ truyền của phố nghề cùng với việc bán hàng tại chỗ để quảng bá các sản phẩm đó.
Ví dụ như ở Hàng Bạc là cơ sở sản xuất và bán các mặt hàng vàng bạc, Hàng Đào là cơ sở sản xuất, nhuộm màu và bán các mặt hàng vải lụa, quần áo, và cũng như thế thì Hàng Trống với nghề thêu, Hàng Hòm với nghề sơn ta, Hàng Bông với nghề bật bông làm chăn, đệm, Hàng Gai với nghề in, Thuốc Bắc với nghề bốc thuốc…
“Việc hình thành các cơ sở sản xuất và điểm bán hàng như thế sẽ vừa giúp ngành Du lịch trong việc thu hút thêm khách đến đây tìm hiểu, khám phá về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội xưa, vừa giúp bảo vệ, khôi phục được các ngành nghề cổ truyền ở Hà Nội”, ông Nguyễn Trúc Anh cho biết.
Nét khác biệt của Hà Nội so với nhiều thành phố khác ở Việt Nam là khu phố cổ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử - văn hóa được kết tinh qua suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm. Nhưng có lẽ giá trị nổi bật nhất của khu phố cổ Hà Nội là nét kiến trúc, là những giá trị văn hóa về tinh thần độc đáo.
Những giá độc đáo và quý giá ấy cần phải được nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch Thủ đô nhưng hơn thế nữa, chính bằng du lịch, lại để bảo vệ và phát huy nó trong đời sống đương đại.
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban quản lý phố cổ Hà Nội thông tin, khu phố cổ Hà Nội đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể (121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác; hiện có 25 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia) với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: Đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am… Cũng như các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trên phố của người dân; ẩm thực; các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian như ca trù, hát xẩm…; những lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Bạch Mã, đình Yên Thái, Lễ hội Trung thu, Lễ hội Kim hoàn… đã góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. |
Kim Tiến
(Kỳ 2: Phố cổ trong cơn bão dịch)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25