Người đàn bà hàng chục năm giữ lửa lò rèn

Nói đến nghề rèn, người ta nghĩ ngay đến những người đàn ông mạnh khỏe bên cạnh những ngọn lửa rực cháy cùng với những tiếng búa đanh thép. Thế nhưng, ở làng Đa Sỹ hôm nay, vẫn còn một “bóng hồng” trụ vững với nghề suốt hàng chục năm qua.
tin nhap 20170428122950 Nguyện "vác tù và hàng tổng" hết đời
tin nhap 20170428122950 Làm giàu từ nấm Linh Chi đỏ
tin nhap 20170428122950 Thần tượng tuổi 23

Làng rèn Đa Sỹ được biết đến với các sản phẩm dao, kéo và các loại đồ gia dụng kim khí phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong và ngoài nước, thế nên suốt hàng trăm năm nay làng nghề không lúc nào ngớt tiếng đe, tiếng búa… Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng của người dân cũng ngày một tăng nên những sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ lúc nào cũng trong tình trạng “cháy hàng”, do đó nghề rèn cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho không ít cho nhiều hộ gia đình. Người dân làng Đa Sỹ chia sẻ, nghề rèn có lúc thăng, lúc trầm nhưng nếu có đam mê với nghề thì nghề cũng không phụ lòng người.

tin nhap 20170428122950
Suốt hơn 30 năm nay, bà Đỗ Thị Tuyến đã cho ra lò không biết bao nhiêu sản phẩm phục vụ người dân.

Theo ông Đinh Công Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống Đa Sỹ: Hiện nay, cả làng rèn Đa Sỹ còn gần 1.000 hộ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng kim khí như dao, kéo, lưỡi bào... Trong đó, có hơn 700 hộ chuyên sản xuất và hơn 200 hộ khác làm đầu mối cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm. Do chất lượng và uy tín hàng trăm năm nay, cộng với nhu cầu sử dụng của người dân không ngừng tăng lên nên sản phẩm của địa phương sản xuất bán rất chạy. Sản phẩm của làng chủ yếu là mặt hàng dân dụng nên phù hợp với túi tiền của người dân, những năm gần đây, sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ cũng đã thông qua các con đường tiểu ngạch nên sảm phẩm cũng đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ, Lào, Campuchia…

Chúng tôi ghé thăm một xưởng rèn đặc biệt, đặc biệt là bởi vì, những công việc tưởng chừng chỉ dành cho những người đàn ông khỏe mạnh, thì ở xưởng rèn này, có người phụ nữ cũng mạnh mẽ không kém và theo đuổi nghề rèn hàng chục năm nay Dưới cái nắng gắt đầu hè, chỉ mới bước vào xưởng rèn Hai Tâm, đã nghe thấy tiếng sắt thép va vào nhau rõ to, có lẽ đó phải là những tiếng đe, tiếng búa từ một lực sỹ nào đó. Thế nhưng, khác hẳn hoàn toàn với những suy nghĩ đó, hiện ra trước mắt là một người đàn bà dáng người nhỏ nhắn, nước da hơi ngăm đen đang dùng chiếc búa đập mạnh vào những thanh thép đang đỏ lửa. Đó là bà Đỗ Thị Tuyến (50 tuổi), hơn 30 năm nay, bà Tuyến không còn nhớ nổi mình đã làm ra bao nhiêu con dao, kéo… để phục vụ nhu cầu của người dân.

Được sinh ra, lớn lên giữa làng rèn truyền thống Đa Sỹ, ngay từ nhỏ, bà Tuyến lại đã rất thích thú với nghề rèn. Đối với bà, tiếng đe, tiếng búa chan chát suốt ngày như là một phần không thể thiếu của những ngày tháng tuổi thơ cho đến tận bây giờ. Bà Tuyến tâm sự: “Từ năm 12 tuổi, sau những buổi tới trường thay vì thêu thùa, đan lát như những người con gái khác tôi lại chạy đến những cơ sở rèn trong làng. Những ngày đó, công việc của tôi chỉ là việc lặt vặt, khi thì cắt thép, khi thì lấy nước... nhưng với sự tò mò và những kinh nghiệm học được từ người khác nên sau những ngày đó, tôi bắt đầu tận dụng những miếng sắt thừa trong xưởng làm thành những sản phẩm riêng cho mình”. Và không biết từ lúc nào, bà Tuyến đã trở thành một thợ rèn chuyên nghiệp, những sản phẩm bà làm ra đều rất tinh xảo khiến nhiều người mê mẩn, tin dùng và nhiều người không dám tin những sản phẩm đó lại do chính tay một người phụ nữ làm nên. Bởi công việc nặng nhọc này vốn chỉ dành cho những người đàn ông to khỏe nên không ai nghĩ rằng một thân phận “nữ nhi” chân yếu, tay mềm như bà lại có thể theo nghề rèn suốt hơn 30 năm nay. Kể về những công đoạn của một người thợ rèn, bà Tuyến cho biết, bất kỳ người thợ nào ban đầu đều phải học tư thế ngồi, cách cầm búa và quai bễ. Khi đã thành thạo mới chuyển qua đánh rèn, kế đến là làm thô và khi đã có tay nghề mới được làm nguội. Và theo bà Tuyến thì công đoạn làm nguội là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao nhất, muốn học thành thạo nếu nhanh cũng mất một đến vài năm mới có thể làm ra thành một sản phẩm đúng nghĩa. “Để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, khâu quan trọng nhất và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là tôi thép và làm nguội. Mỗi hộ rèn ở Đa Sỹ đều có bí quyết riêng, nhưng điểm chung là thép phải tốt và kỹ thuật cao mới cho ra lò những con dao, cây kéo sắc bén”, bà Tuyến nói.

Với những tên gọi thân thiện của người dân trong làng như “Bóng hồng dao kéo”, “nữ hoàng của những chiếc dao”…, bà Tuyến vẫn đang bền bỉ, trụ vững với nghề vốn dĩ chỉ dành cho đàn ông. Cùng với những sản phẩm của những người thợ tài hoa khác trong làng, những sản phẩm của bà Tuyến cũng góp phần không nhỏ để gìn giữ, duy trì thương hiệu của làng rèn Đa Sỹ, đưa những sản phẩm của mình đi khắp muôn nơi.

H.Duy – B.Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tin khác

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Đông Anh, Hà Nội), công nhân Nguyễn Thị Hường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc, nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động