Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Khai mạc Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và năm du lịch Ba Vì Ba Vì: Bàn giao Mái ấm Công đoàn năm 2024 Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Thông tin tại chương trình công bố Điểm du lịch cộng đồng bản Miền do Sở Du lịch Hà Nội và UBND huyện Ba Vì tổ chức, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, bản Miền thuộc địa hình sườn Tây núi Ba Vì. Nơi đây có nhiều thung lũng, đồi núi, thác suối giáp ranh, cài răng lược với Vườn quốc gia Ba Vì. Nơi này cũng có nhiều thảm thực vật được bảo vệ, tái sinh và phát triển sau nhiều năm trồng rừng và bảo vệ rừng của huyện.

Trên địa hình này, có thể kết hợp các hoạt động trải nghiệm nhóm nhỏ và vừa tạo nên những “tiểu sản phẩm” như leo núi, lội suối, đi vào các triền đồi, thung lũng quanh khu vực xã Ba Vì, xã Minh Quang và Vườn quốc gia Ba Vì khi du khách đến với điểm du lịch này.

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì đã có thêm bản Miền là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số. Ảnh: Đinh Luyện

Bên cạnh đó, từ nhiều đời nay, người dân tộc Dao (chủ yếu là người Dao quần chẹt) tại Ba Vì sống dựa vào rừng núi để thu hái, sơ chế dược liệu thuốc nam. Tính đến nay, có khoảng trên 80% hộ gia đình liên quan đến việc trồng, thu hái, sơ chế, chữa bệnh từ các cây dược liệu trên núi Ba Vì. Nhiều hộ trong thôn bản Hợp Sơn, Hợp Nhất và Yên Sơn đã nâng cấp sản phẩm sơ chế, đóng gói nhưng vẫn giữ được chất lượng và ngày càng được tiếp cận rộng rãi với thị trường.

Với điểm du lịch cộng đồng bản Miền, ông Đỗ Mạnh Hưng chia sẻ, việc đưa các công việc núi đồi đồng áng ra trình diễn sẽ tiếp cận gần hơn với du khách. Đây là một điều mà người Dao tại Ba Vì nên làm để thu hút du khách. Thông qua việc tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại làng nghề như sơ chế, sử dụng thuốc nam Ba Vì (thu hái, băm phơi, nấu cao, tắm thuốc...) khách du lịch sẽ hiểu hơn về văn hóa bản địa.

Về bản sắc văn hóa, đại diện huyện Ba Vì nhấn mạnh, xã Ba Vì là một xã độc nhất trên địa bàn miền núi phía Bắc bởi gần như 100% là dân tộc Dao. Hiện nay, các hoạt động, sự kiện do ngành Văn hóa, Du lịch và Dân tộc của huyện tổ chức, đã có sự tham gia trình diễn của dân tộc Dao với múa chuông, múa rùa, trình diễn trang phục dân tộc... Trong văn hóa dân tộc Dao của Ba Vì còn một số phong tục văn hóa có chiều sâu, đó là Lễ Cấp sắc, Tết nhảy cần được “đưa ra” để trình diễn cho du khách hiểu, tham quan và thậm chí “đóng vai”.

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng
Tại điểm du lịch cộng đồng bản Miền, du khách ngoài việc được trải nghiệm những nét văn hóa đặc thù của người Dao, còn có thể hòa mình trong những hoạt động cộng đồng. Ảnh: Đinh Luyện

Đồng thời, văn hóa ẩm thực của người Dao cũng là nội dung không thể bỏ qua như làm bánh dày, nấu rượu nếp cái, cỗ lá, rau rừng..., góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc mà ít nơi có được. Đó là một số nét chính góp phần tạo nên sản phẩm du lịch cộng đồng xã Ba Vì nói riêng, của huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội nói chung.

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng thông tin thêm, ngay từ khi triển khai từ tháng 11/2023, mặc dù được nhận định còn gặp nhiều khó khăn như: 7 xã miền núi của huyện Ba Vì chưa có quy hoạch về các điểm đến tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng trên bản đồ; chưa có mô hình chuẩn để người dân tham quan học tập; loại hình du lịch khá mới và người dân chưa được tiếp cận… Do đó, để thay đổi nhận thức, hiểu được tiềm năng đến việc khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương là một thách thức lớn.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

(LĐTĐ) Quốc hội nhất trí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

(LĐTĐ) Toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49 km sẽ được khai thác kể từ 7 giờ sáng 30/6 với tốc độ tối đa là 90 km/giờ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Nghệ An chỉ còn khoảng 3,5 giờ.
Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Người lao động nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí và chế độ tử tuất.
Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Làm bất cứ nghề nào cũng cần có chữ tâm, nghề điều dưỡng lại càng cần giữ cái tâm trong sáng, luôn coi người bệnh như người thân. Với quan điểm đó, 16 năm làm công tác điều dưỡng, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tận tâm giúp đỡ nhiều người bệnh vượt qua sự tuyệt vọng, những đớn đau về thể xác và tinh thần để giành lại sự sống.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Sáng 29/6, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi hiệu lực thi hành của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với 404 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 83,13%.
Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

(LĐTĐ) Vào lúc 23h00 hôm nay (29/6) và rạng sáng 30/6 sẽ diễn ra các trận đấu đầu tiên ở vòng 16 đội Euro 2024: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch.
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 64 khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Tin khác

Lợi ích của việc sử dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử

Lợi ích của việc sử dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Từ Hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình trên sổ sức khỏe điện tử được chia sẻ trên ứng dụng iHanoi hướng tới phục vụ, hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh. Đây là bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của thành phố Hà Nội.
Ra mắt tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Systematic Functions

Ra mắt tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Systematic Functions

(LĐTĐ) Chiều ngày 28/6, Công ty Cổ phần Systematic Functions đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tại Công ty với hơn 70 đoàn viên.
Công an Hà Nội bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Công an Hà Nội bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/6, cùng với thí sinh cả nước, các thí sinh tại Hà Nội đã hoàn tất môn thi cuối cùng, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2024. Công an thành phố Hà Nội, Công an của 30 quận, huyện, thị xã đã tập trung nguồn lực, ưu tiên những điều kiện tốt nhất, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho kỳ thi.
Khai mạc Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con”

Khai mạc Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam, hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024, sáng nay (28/6), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con”; Sơ kết 3 năm Chương trình “Mẹ đỡ đầu” giai đoạn 2021 - 2024.
Mẹ đỡ đầu: Điểm tựa của trẻ mồ côi

Mẹ đỡ đầu: Điểm tựa của trẻ mồ côi

Gia đình là điểm tựa tinh thần, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người từ thuở còn thơ cho đến khi trưởng thành. Là nơi để chúng ta tìm về trong suốt cuộc đời. Không gì hạnh phúc hơn khi tổ ấm có đầy đủ cả cha và mẹ. Thế nhưng thiên tai, tai nạn giao thông, rủi ro và dịch bệnh đã khiến cho không ít trẻ em phải chịu đựng những nỗi đau quá lớn, không thể bù đắp được khi mất đi cả cha và mẹ hoặc mất cha, mất mẹ. Với phương châm "Ở đâu có trẻ mồ côi, ở đó có mẹ đỡ đầu", Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Trì đã vận động xã hội hóa để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Hà Nội quyết tâm xây dựng thành công "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ"

Hà Nội quyết tâm xây dựng thành công "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ"

(LĐTĐ) Sáng 28/6, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiệp

“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ, gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá, giới thiệu các giống mít đặc sản Hà Nội, từ đó thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tạo đầu ra ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mít, dự kiến từ ngày 4 - 8/7/2024, tại thị xã Sơn Tây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024. Đây là Hội thi mít quy mô cấp Thành phố lần đầu tiên được tổ chức.
Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Chiều 27/6, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024 - 2025.
Kinh tế huyện Đông Anh tiếp tục phát triển

Kinh tế huyện Đông Anh tiếp tục phát triển

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Đông Anh khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 14 nhằm đánh giá nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; thảo luận, thống nhất, xem xét quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động