Lao động phi chính thức: Chịu nhiều thiệt thòi

Làm việc cật lực, “ráo mồ hôi là hết tiền”; xa vời với hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và càng xa vời hơn với các khái niệm thăng tiến, trợ giúp pháp lý, trợ cấp khó khăn... Đó là tình cảnh của hàng  vạn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức (lao động tự do)...
Phạt nặng đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động
Một số chính sách Lao động – Tiền lương mới

Ráo mồ hôi là hết tiền

Vì gia cảnh quá khó khăn, học xong cấp II, Đinh Thị Vân Anh quyết định rời quê hương Phú Thọ ra Hà Nội mưu sinh. Lận đận mãi, cô gái 16 tuổi mới xin được vào làm việc cho một cửa hàng cắt tóc, gội đầu tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Cửa hàng luôn đông khách, mà lại chỉ có hai thợ, nên Vân Anh phải làm việc liên miên từ sáng tới khuya, không có ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết. Công việc vất vả song thu nhập của Vân Anh rất thấp, chỉ được 2,3 triệu đồng vì cô là thợ mới. Đáng buồn hơn là Vân Anh thấy công việc của mình quá bấp bênh, tương lai thì mờ mịt. “Chủ cửa hàng nói sau một thời gian ngắn làm việc sẽ tăng lương cho em, nhưng cả năm trời rồi vẫn không thấy gì! Mình có hỏi thì họ trả lời, ở đây chỉ có như vậy làm được thì làm, không làm được thì nghỉ. Thế là đành chịu, vì làm Nhà nước thì còn có HĐLĐ, chứ ở cửa hàng tư nhân thì có gì để ràng buộc họ đâu”, Vân Anh nói.

Lao động phi chính thức: Chịu nhiều thiệt thòi
Lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi

Cũng như Vân Anh, Nguyễn Thu Hằng (Hoài Đức, Hà Nội) làm nhân viên bán hàng cho đại lý hàng tạp hóa đã hơn 5 năm. Mặc dù lương 4 triệu đồng/tháng - mức lương có thể coi là tạm ổn so với mặt bằng chung của công việc bán hàng, nhưng thiệt thòi của Hằng là chưa hề biết đến HĐLĐ, BHYT, BHXH hoặc các chế độ phúc lợi khác. “Đến chủ cửa hàng cũng chẳng biết đến BHYT, BHXH nói gì đến mình. Phận làm thuê, bằng cấp không có, chỉ mong công việc ổn định được ngày nào là tốt ngày đó rồi”, Hằng bộc bạch. Suy nghĩ như vậy, nên đi làm từ khi còn son trẻ, giờ đã 2 lần sinh nở, cô vẫn phải “tự lực” trong mỗi lần vượt cạn, mà không hề được hưởng chế độ BHYT- quyền lợi thiết yếu mà những người lao động như cô đáng lẽ được hưởng.

Trong khi Vân Anh và Hằng có địa điểm làm việc cụ thể, có người quản lý mà vẫn xa vời với chế độ phúc lợi, chính sách an sinh xã hội, thì những khái niệm này càng trở lên lạ lẫm hơn với người làm xe ôm như anh Nguyễn Văn Tùng (quận Long Biên). “Bị tranh giành điểm đón khách, giật khách, bị cướp bóc, lừa quỵt tiền và nhiều nguy hiểm khác nhưng không biết kêu ai, không có ai đứng ra bảo vệ”, anh Tùng nói. Cũng theo anh Tùng, những người như anh, đi làm vất vả thì mới có tiền, ốm mệt phải nghỉ thì đói. “Không có tích lũy, mai này già yếu thì không biết sống ra sao”, anh Tùng thở dài.

Còn lọt lưới an sinh

Bà Lương Thị Hoài Thu đề nghị cần mở rộng chế độ trong chính sách BHXH tự nguyện để lao động di cư phi chính thức có thể tham gia đóng và hưởng quyền lợi như BHXH bắt buộc (thai sản, ốm đau, TNLĐ). Trước mắt có thể bổ sung ngay chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện để thu hút lao động nữ di cư tham gia.

Trên đây là ba trong số hàng vạn người lao động tự do phải chịu đủ mọi vất vả, thiệt thòi vì chưa được bao phủ bởi lưới an sinh xã hội. Nghiên cứu của Viện Khoa học LĐ-XH (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy, một trong những đặc điểm của lao động di cư phi chính thức là phụ nữ chiếm tỉ lệ khá cao và ngày càng có xu hướng tăng lên. Nếu năm 1989 tỉ lệ này chỉ ở mức 42% thì đến năm 2013 đã lên đến 54%. Độ tuổi lao động di cư cũng trẻ hoá (năm 2009 là 23 tuổi). Trên 90% NLĐ di cư không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào và chỉ có 15,7% tốt nghiệp THPT trở lên; thu nhập từ công việc thường thấp và không ổn định, trung bình 2,2 - 2,5 triệu đồng/người/ tháng; thời gian làm việc bình quân 47,3 giờ/tuần. Bà Lương Thị Hoài Thu, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển nhận xét, lao động di cư phi chính thức là đối tượng thuộc nhóm yếu thế.

NLĐ khó tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về ASXH nói riêng. Nhóm đối tượng này cũng gặp nhiều bất lợi khi sống tại các thành phố lớn với mức phí sinh hoạt cao, điều kiện sống ở khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, không bảo đảm an ninh, thiếu các điều kiện thiết yếu. Mặt khác, NLĐ di cư cũng chưa được đưa vào phạm vi quản lý, vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, hầu hết lao động di cư phi chính thức làm việc không được ký kết HĐLĐ nên không được tiếp cận BHXH, BHYT mà chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, trên thực tế, số lao động phi chính thức tham gia mới BHXH tự nguyện rất ít.

Mở đường cho lao động phi chính thức

Trước thực trạng trên, tại hội thảo “Chính sách an sinh xã hội với lao động di cư phi chính thức” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Mạng lưới hành động vì lao động di cư (M-net) tổ chức mới đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị để lao động phi chính thức có cơ hội tiếp cận tốt hơn các chính sách an sinh xã hội nói chung và BHXH tự nguyện, BHYT. TS Ngô Thị Ngọc Anh (Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng) cho rằng, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tư vấn các thông tin về chính sách ASXH, BHYT, BHXH tự nguyện trên các kênh thông tin với các phương thức phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, làm việc của NLĐ di cư (như thông qua chủ nhà trọ, chi hội phụ nữ, tổ dân phố…).

Bên cạnh đó, cần đơn giản hoá các quy trình, thủ tục tham gia BHYT để NLĐ di cư có thể dễ tiếp cận; tăng chi trả khi khám vượt tuyến và ngoại trú cho NLĐ di cư; địa điểm mua BHYT linh hoạt; cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, CCTT KCB linh hoạt phù hợp với đặc thù lao động… nhằm tạo niềm tin cho NLĐ di cư khi sử dụng thẻ BHYT. Cùng quan điểm, bà Lương Thị Hoài Thu đề nghị cần mở rộng chế độ trong chính sách BHXH tự nguyện để lao động di cư phi chính thức có thể tham gia đóng và hưởng quyền lợi như BHXH bắt buộc (thai sản, ốm đau, TNLĐ). Trước mắt có thể bổ sung ngay chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện để thu hút lao động nữ di cư tham gia. Ngoài ra, cần có những chính sách cởi mở hơn hỗ trợ NLĐ di cư. “Phải có những cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng để tìm ra những rào cản của lao động di cư để từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp lao động di cư tiếp cận được với chính sách ASXH, BHXH tự nguyện”, bà Thu nhấn mạnh.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

(LĐTĐ) Ngày 5/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đơn vị đang tiến hành truy tìm nữ nghi can gây ra vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Sôi nổi Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động quận Nam Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động quận Nam Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm (Hà Nội), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động quận Nam Từ Liêm năm 2024, nhằm đưa phong trào tập luyện thể dục, thể thao được nhân rộng và ngày càng phát triển.
Thanh niên Thủ đô phấn đấu khám, chữa bệnh miễn phí cho 10.000 người dân

Thanh niên Thủ đô phấn đấu khám, chữa bệnh miễn phí cho 10.000 người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường trung học cơ sở Bình Minh (huyện Thanh Oai), Thành đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình khởi động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng; Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác năm 2024, khám bệnh: “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”.
Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

(LĐTĐ) Ngày hội thể thao liên khu, giải tennis, giải bơi, giải golf, khóa học cưỡi ngựa, trại hè thanh thiếu niên, tour du lịch dành người cao tuổi, ngày hội gia đình, chương trình đi bộ Đi bộ Xanh - Vì tương lai Xanh “10.000 bước chân mỗi ngày”… là những hoạt động dành riêng cho cư dân Vinhomes trên toàn quốc do hai câu lạc bộ (CLB) Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp tổ chức từ nay đến tháng 12/2024 và nằm trong chiến lược nâng tầm chuẩn sống cư dân Vinhomes.

Tin khác

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động