Chuyển dịch lao động giữa các ngành nghề:

Làm tốt khâu dự báo để đi tắt đón đầu

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, công tác chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề ở nước ta đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương chú trọng nhằm phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Việc chuyển đổi này khiến cơ hội việc làm sẽ ít dần đi đối với nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhất là ngành nghề truyền thống, nhưng lại mở ra cơ hội cho thêm nhiều công việc, ngành nghề mới. Đây chính là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần nắm rõ để có bước chuẩn bị tốt nhất.
lam tot khau du bao de di tat don dau Lao động nông thôn phấn khởi khi được đào tạo nghề
lam tot khau du bao de di tat don dau Hiệu quả tích cực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
lam tot khau du bao de di tat don dau Thanh Trì: Nhiều người qua tuổi lao động vẫn có nhu cầu học nghề
lam tot khau du bao de di tat don dau
Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài học từ thực tế

Năm 2018, huyện Hoài Đức tổ chức đào tạo nghề cho 598 học viên, tỷ lệ tốt nghiệp là 100%, tỷ lệ học viên có việc làm là 100%, đây thực sự là một con số ấn tượng. Theo ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, để có được kết quả này đó là sự lựa chọn tỉ mỉ, kỹ càng ngay từ “khâu đoạn” đưa ra danh mục ngành nghề để đào tạo.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, huyện luôn xác định ngành nghề được đào tạo phải phù hợp với đặc điểm và định hướng phát triển của từng địa phương. Đặc biệt, mục đích sau khi kết thúc khóa học là người lao động có thể tìm được việc làm và thu nhập ổn định tại chính quê hương.

Theo ghi nhận, đối với các nghề nông nghiệp, Hoài Đức lựa chọn các xã Tiền Yên, Di Trạch, An Thượng… vốn là các xã đang thực hiện sản xuất rau an toàn và trồng cây ăn quả. Người lao động sau khi học nghề đã được áp dụng thực tế ngay kiến thức đã học để phát triển sản xuất, trồng trọt cho chính hộ gia đình.

Qua đó góp phần tăng năng suất, mở rộng quy mô và tạo thêm việc làm cho lao động trong địa phương. Đối với nghề phi nông nghiệp, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, Hoài Đức chủ động tổ chức đào tạo các ngành nghề phù hợp. Thị trấn Trạm Trôi là một ví dụ.

Theo tìm hiểu tại đây, đang rất phát triển ngành dịch vụ, do đó các học viên tại đây được bố trí học nghề pha chế đồ uống; các học viên thuộc làng nghề Sơn Đồng được bố trí tham gia lớp học nghề điêu khắc gỗ để vừa có cơ hội nâng cao tay nghề vừa được tiếp thu các kiến thức mới góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ…

Tuy nhiên, công bằng mà nói công tác đào tạo nghề nông thôn của Hoài Đức đạt được nhiều tiến bộ nhưng cũng đọng lại không ít tồn tại. Đây cũng là bài học chung trong dự báo và đào tạo nghề cần được rút ra từ kinh nghiệm thực tế tại địa phương.

Đó là việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học nghề còn hạn chế, chưa thực sự thay đổi nhận thức của người lao động về các lớp đào tạo, từ đó dẫn đến việc thu hút lao động tham gia học nghề gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, có thể thấy rõ sự những tác động của thị trường đối với sản xuất, tiêu thụ sẩn phẩm.

Trên thực tế, tại thời điểm khác nhau, nhu cầu học cũng khác nhau, đơn cử như đối với học viên nghề dệt may, két bạc, hoa, cây cảnh, chăn nuôi thú ý… bởi vậy nếu như đầu năm người lao động đăng ký học, đến cuối năm khi chiêu sinh, người lao động lại không muốn tham gia học nghề đó nữa, do vậy kế hoạch dạy nghề rất bị động.

Vai trò quan trọng của dự báo

Mở rộng ra ngoài giới hạn của địa phương, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình lao động, đến năm 2020, trong số 17 ngành kinh tế cấp 1, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhanh lao động nhưng vẫn là ngành có số lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 38,3%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được dự báo là ngành tập trung lao động đứng thứ hai với số lượng lao động chiếm khoảng 15,4%.

Tiếp đó là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với số lao động chiếm khoảng 11,73%. Ngành xây dựng với số lượng lao động chiếm khoảng 8,28%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với số lượng lao động chiếm khoảng 6,42%, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số lao động chiếm khoảng 0,96%.

Thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động phổ thông đang trở nên ngày càng phổ biến và là một trong những bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn. Nhiều doanh nghiệp dù đã đăng tuyển lao động từ khá lâu, tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ tuyển dụng của Trung tâm dịch vụ việc làm nhưng số lao động được tuyển vẫn thấp so với nhu cầu. Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động phổ thông đang trở nên ngày càng phổ biến và là một trong những bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn. Nhiều doanh nghiệp dù đã đăng tuyển lao động từ khá lâu, tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ tuyển dụng của Trung tâm dịch vụ việc làm nhưng số lao động được tuyển vẫn thấp so với nhu cầu. Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy những biến động trong thị trường lao động là khá rõ ràng, đây được xem là những tác động bất lợi tới hướng phát triển của thị trường lao động. Nhiều chuyên gia cho rằng, trước những đòi hỏi mới, bên cạnh việc kiên định phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại hóa cũng cần quan tâm đến khâu định hướng thị trường.

Nói cách khác, trong bối cảnh hiện tại vai trò một kênh thông tin định hướng về thị trường lao động là rất quan trọng. Trong đó, kênh thông tin này phải phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh bởi chỉ một dự báo sai lệch cũng để lại hệ lụy rất nghiêm trọng.

Có thể lấy ví dụ, nếu như 15 năm trước, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1,2 triệu người, song 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng thêm khoảng 400.000 người (năm 2018 so với năm 2017 là 380.000 người), tức là chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước. So sánh với con số 54 triệu người đang trong tuổi lao động thì không quá lớn nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn lao động.

Đó cũng là dấu hiệu mà các nhà quản lý cần lưu tâm để có sự điều chỉnh phù hợp. Một lần nữa, cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò quan trọng của dự báo, vì trên thực tế nguồn lao động của chúng ta đang đối diện với những thách thức mang tính căn bản.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Tiến Minh - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Tạ Hữu Thọ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín; Nguyễn Xuân Minh - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín…
Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội Trần Anh Tuấn tới dự chương trình.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

(LĐTĐ) Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.

Tin khác

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Central Retail đã ký kết Biên bản hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (trực thuộc Bộ Công Thương), nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail về đào tạo nhân lực ngành bán lẻ.
Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 12/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh. Ngày hội có quy mô khoảng 10.000 người tham gia và bao gồm nhiều hoạt động phong phú…
Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá  nhân, tổ chức liên quan

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá nhân, tổ chức liên quan

(LĐTĐ) Ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật.
Xác định danh tính các nạn nhân xấu số trong vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Xác định danh tính các nạn nhân xấu số trong vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (gọi tắt Công ty gỗ Bình Minh), ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, xảy ra sáng 1/5, đến trưa cùng ngày, Công an tỉnh Đồng Nai đã báo cáo nhanh vụ việc.
Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/5. Hậu quả khiến 6 người tử vong, 7 người bị thương đang được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Việc thực hiện tốt an toàn lao động giúp hạn chế tối đa những thương tích, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp. Đây còn là động lực để người lao động nâng cao năng suất lao động, tích cực thi đua lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm lao động

Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm lao động

(LĐTĐ) Mặc dù đã có những tiến triển về khả năng tiếp cận giáo dục, nhưng các trường đại học và cơ sở đào tạo chưa thực chất chuẩn bị để người lao động tương lai tham gia các vị trí việc làm ở những lĩnh vực công nghệ cao. Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có những kỹ năng nền phù hợp cho đổi mới sáng tạo.
Những mong ước bình dị của người lao động

Những mong ước bình dị của người lao động

(LĐTĐ) Được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục trong 5 ngày, công nhân lao động đã chia sẻ niềm háo hức về kế hoạch trong những ngày nghỉ lễ; đặc biệt là cảm xúc trong những ngày tháng lịch sử và về đời sống, việc làm cũng như những mong muốn về chế độ chính sách, an sinh xã hội tốt hơn đối với họ. Nhân chào mừng 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Quốc tế Lao động (1/5) và Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, phóng viên xin lược ghi lại một số ý kiến công nhân về nội dung trên.
Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do tổ chức Công đoàn phát động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Qua phong trào, đã khích lệ, động viên công nhân lao động phát huy sức sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Xem thêm
Phiên bản di động