Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh |
Xuyên suốt, thường xuyên
Qua ghi nhận, những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp. Các địa phương, nhà trường đều xây dựng kế hoạch triển khai xuyên suốt, thường xuyên với nhiều mô hình đa dạng. Trong đó, cao điểm là đợt tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam) 9/11.
Theo đó, ngày 4/11, tại Trường Trung học phổ thông Thạch Bàn (quận Long Biên), Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cùng Đoàn Luật sư Thành phố tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại Trường Trung học phổ thông Thạch Bàn |
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Thạch Bàn Bùi Thùy Linh cho biết, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh tại nhà trường được thực hiện thông qua mô hình “Phiên tòa giả định” với chủ đề pháp luật về an ninh mạng. Đây là mô hình mà thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh triển khai, nhất là trong đợt cao điểm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023, nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn quy định của pháp luật, các chế tài nghiêm khắc của pháp luật, qua đó giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, đồng thời hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của học sinh.
Tại buổi tuyên truyền, gần 2.100 học sinh Trường Trung học phổ thông Thạch Bàn đã cùng trải nghiệm phiên tòa giả định, với một vụ án có thật đã được các luật sư biên tập về nội dung và thay đổi tên cho nhân vật. Qua phiên tòa giả định, học sinh đã hiểu thêm về các quy định của pháp luật, nhất là về các quy định khi sử dụng mạng internet thông qua các câu hỏi giao lưu với luật sư.
Lê Thảo Anh (học sinh lớp 12A7, Phó Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông Thạch Bàn) cho biết, em đã nhiều lần được tham gia chuyên đề về phổ biến giáo dục pháp luật do nhà trường tổ chức. Lần đầu tiên được trải nghiệm phiên tòa giả định với những tình huống y như thật sẽ giúp em có thêm kiến thức, kỹ năng phòng, tránh những nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng.
Cũng trong ngày 4/11, Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cũng được Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Xuân Nộn. Theo Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh Đặng Việt Hà, việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) hằng năm sẽ góp phần giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tại các đơn vị, nhà trường; đồng thời nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật; xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử của mỗi người, qua đó, xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong mỗi người dân và toàn xã hội.
Với chủ đề liên quan đến chất cấm ma túy, phiên tòa giả định diễn ra tại Trường Trung học cơ sở Xuân Nộn đã mang lại nhiều kiến thức cho các học sinh tham dự. |
“Để đạt hiệu quả cao, chúng tôi yêu cầu các nhà trường chú trọng, đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật với phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể xây dựng các kênh truyền thông chính thống có nhiệm vụ định hướng xã hội, nhất là đối với giới trẻ học sinh. Đây là giải pháp quan trọng thu hút sự quan tâm của nhân dân, trước hết là các đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách nhằm giáo dục ý thức pháp luật đối với người dân và đặc biệt là học sinh, sinh viên những công dân toàn cầu, chủ nhân tương lai của đất nước”, ông Đặng Việt Hà chia sẻ.
Với chủ đề liên quan đến chất cấm ma túy, phiên tòa giả định diễn ra tại Trường Trung học cơ sở Xuân Nộn đã mang lại nhiều kiến thức cho các học sinh tham dự. Trịnh Lê Thủy Tiên (học sinh lớp 6A6) cho biết, đây là lần đầu tiên em và các bạn được dự một phiên tòa như thật. Thu nhận được rất nhiều kiến thức, Thủy Tiên sẽ về kể lại cho mọi người trong gia đình nghe để cùng có ý thức sống theo pháp luật.
Tuân thủ pháp luật không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải thực hiện bằng hành động
Chia sẻ tại Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 của ngành GD&ĐT Hà Nội được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) ngày 31/10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Con người phát triển toàn diện trước hết phải là con người hiểu biết các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội; tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân giới thiệu các cuốn sách về pháp luật. |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc học tập và làm theo pháp luật không phải là việc một ngày. Ngành GD&ĐT, các nhà trường cần thường xuyên giảng dạy về pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh trong mỗi bài giảng, từng hoạt động. Việc học tập tuân thủ và làm theo pháp luật không phải là việc của một người, mà cần sự chung tay thực hiện, bởi pháp luật là dành cho nhiều người.
Nhắn nhủ tới các học sinh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, tuân thủ pháp luật là cần thiết, phải thực hiện ngay từ bây giờ chứ không chờ đến khi là người lớn. Tuân thủ pháp luật không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải thực hiện bằng hành động, không chỉ ở hoạt động chính khóa và cả các hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt hàng ngày, không đợi người khác nhắc nhở mà cần tự giác thực hiện.
Ngày 20/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Xuất phát từ vai trò của pháp luật, ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã quy định ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28