Doanh nghiệp được tự chủ trong việc quyết định thang lương, bảng lương

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm tạo động lực cho loại hình doanh nghiệp này tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ hội đầu tư thương mại và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thị trường carbon Góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp Chủ động các giải pháp để giữ ổn định quan hệ lao động

Doanh nghiệp được tự chủ trong việc quyết định thang lương, bảng lương

Bộ LĐTBXH đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2016, Chính phủ ban hành các Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, các doanh nghiệp được quyền xây dựng thang, bảng lương đối với người lao động; quyết định quỹ tiền lương gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và trả lương cho người lao động theo quy chế của doanh nghiệp.

Đối với người quản lý thì tiếp tục xếp lương theo bảng lương do Chính phủ quy định (theo hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo tương quan với khu vực công chức Nhà nước), để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp được tự chủ trong việc quyết định thang lương, bảng lương
Ảnh minh họa

Tiền lương được xác định dựa trên mức lương cơ bản theo 6 hạng doanh nghiệp (thấp nhất 16 triệu đồng, cao nhất 36 triệu đồng), và hệ số tăng thêm theo hiệu quả sản xuất kinh doanh (thông qua chỉ tiêu lợi nhuận), tối đa không quá 2 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch tập đoàn tối đa có thể đạt 72 triệu đồng/tháng).

Trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận vượt kế hoạch thì được tăng thêm tối đa 20% tiền lương (Chủ tịch tập đoàn tối đa có thể đạt 86,4 triệu đồng/tháng).

Khi xác định tiền lương, nếu có yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến năng suất lao động và lợi nhuận thì phải loại trừ nhằm bảo đảm tiền lương gắn với năng suất, hiệu quả thực sự của doanh nghiệp.

Đến nay, qua gần 7 năm thực hiện cho thấy, cơ chế tiền lương hiện hành đã bảo đảm quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết định thang lương, bảng lương, xác định quỹ tiền lương đối với người lao động, theo nguyên tắc năng suất lao động, lợi nhuận tăng thì tiền lương tăng và ngược lại.

Đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thiết lập thang giá trị lao động, tiền lương của người lao động ổn định, cải thiện tăng trưởng 8 - 10%/năm. Riêng năm 2022 tiền lương bình quân đạt 10 - 12 triệu đồng/tháng, trong đó tập đoàn, tổng công ty đạt 17-18 triệu/tháng.

Tách riêng tiền lương người quản lý với người lao động, gắn tiền lương của người quản lý với quy mô, hiệu quả và kết quả quản lý, điều hành, có khống chế mức tối đa, doanh nghiệp có quy mô, hiệu quả cao thì hưởng tiền lương cao và ngược lại. Năm 2022 tiền lương bình quân của người quản lý đạt khoảng 40 triệu đồng/tháng, ở một số tập đoàn, tổng công ty đạt 60 - 70 triệu đồng/tháng.

Còn một số bất cập

Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cho rằng, cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng hiện hành tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP đang phát sinh một số bất cập.

Cụ thể, người quản lý doanh nghiệp hiện đang áp dụng bảng lương do Chính phủ quy định trên cơ sở so sánh tương quan với khu vực công (hệ số lương (cao nhất là Chủ tịch tập đoàn 9,1) nhân mức lương cơ sở (từ ngày 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng), trong khi người lao động được áp dụng thang bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng tương quan với thị trường.

Điều này dẫn đến sự chia cắt và mất cân đối trong hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị thiệt thòi so với người lao động, nhất là khi tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, tiền lương quy định trả cho người quản lý doanh nghiệp còn thấp, chưa phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường và có sự chênh lệch ngay cả với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Hiện người quản lý doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ được xác định tiền lương trên cơ sở mức lương cơ bản (từ 16 triệu đồng đến 36 triệu đồng), và hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa 1 lần so với lương cơ bản, trong khi ở công ty cổ phần Nhà nước chi phối hệ số này tối đa là 2,5 lần.

Ngoài ra, tiền lương của người quản lý cũng có sự giảm tương đối so với người lao động trong cùng doanh nghiệp, do các thông số xác định tiền lương đối với người quản lý được quy định và duy trì từ năm 2013 đến nay, trong khi tiền lương của người lao động hằng năm được tăng theo năng suất lao động và lợi nhuận. Điều này dẫn đến có trường hợp tiền lương của người quản lý thấp hơn tiền lương của trưởng/phó phòng trong cùng doanh nghiệp.

Mặt khác, việc quy định tiền lương tăng thêm (hệ số tăng thêm) đối với người quản lý hiện nay luôn gắn với điều kiện lợi nhuận kế hoạch phải cao hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường thì lợi nhuận luôn có sự biến động, khi lợi nhuận tăng thì được áp dụng hệ số tăng thêm 1 lần so với mức lương cơ bản, nhưng khi lợi nhuận giảm, mặc dù công ty vẫn có lợi nhuận và mức giảm rất ít so với thực hiện năm trước liền kề, thì lại không được áp dụng hệ số tăng thêm mà chỉ được hưởng mức lương cơ bản. Điều này chưa bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa mức tăng giảm chỉ tiêu lợi nhuận với việc tăng giảm tiền lương của người quản lý.

Cùng đó, việc loại trừ các yếu tố khách quan, đặc thù khi xác định tiền lương gắn với năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nay đã xuất hiện những nhân tố mới tác động làm tăng/giảm năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà không xuất phát từ sự chủ quan của doanh nghiệp nhưng chưa được cập nhật đầy đủ như yêu cầu thoái vốn, sáp nhập, cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh cơ chế chính sách theo cam kết quốc tế,... do đó, các yếu tố này cần được quy định bổ sung để bảo đảm việc xác định tiền lương trả cho người lao động và người quản lý thực sự gắn với năng suất lao động của người lao động và hiệu quả của doanh nghiệp.

Theo Bộ LĐTBXH, từ thực tế trên, trong thời gian chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương, trong đó có cơ chế tiền lương áp dụng chung cho các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW thì việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm tạo động lực cho loại hình doanh nghiệp này tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Với sự quan tâm thiết thực của thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đã giúp lực lượng này yên tâm công tác, để sau này có lương hưu hằng tháng và có chế độ BHYT để chăm lo sức khỏe.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

(LĐTĐ) Những thay đổi trong năm 2025 về chính sách tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tác động tới quyền lợi của nhiều người lao động.
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Xem thêm
Phiên bản di động