Lao động nông thôn phấn khởi khi được đào tạo nghề

Bà con lao động nông thôn rất phấn khởi khi được đào tạo nghề bởi nhờ đó, họ có thêm việc làm trong lúc nông nhàn hoặc áp dụng kiến thức được học vào quy trình canh tác, tăng gia sản xuất, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.  
lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe Cải thiện đời sống nhờ được học nghề
lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe Phấn đấu đưa người có việc làm trong độ tuổi lao động đạt 92%
lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe Hiệu quả tích cực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trên đây là ghi nhận của đoàn kiểm tra Thành phố Hà Nội về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 do bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn, khi làm việc tại hai huyện Quốc Oai và Thạch Thất, hôm 31/10.

Hầu hết lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề

Làm việc tại hai huyện, đoàn kiểm tra đã nghe Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn mỗi địa phương đồng thời tiến hành kiểm tra sổ sách, chứng từ, các hồ sơ liên quan.

Đặc biệt, ở cả hai huyện, Đoàn kiểm tra đều đi thực tế kiểm chứng kết quả đào tạo đối với người lao động sau học nghề, các lớp đang học nghề tại các xã, thị trấn, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề đồng thời kiểm tra, đánh giá thực tế các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, các hộ gia đình áp dụng hiệu quả kiến thức học nghề vào phát triển sản xuất; kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển dụng lao động sau khi học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe
Đoàn kiểm tra Thành phố do Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn làm trưởng đoàn làm việc tại huyện Quốc Oai. Ảnh P.D

Ghi nhận từ các buổi kiểm tra cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các Huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, hai huyện Quốc Oai và Thạch Thất đều đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cụ thể như: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn địa phương, các văn bản chỉ đạo kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được hai Huyện đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú thông qua hội nghị, qua tuyên truyền vận động của các Hội, đoàn thể địa phương, qua đài phát thanh địa phương v.v… qua đó giúp đông đảo người lao động và nhân dân địa phương biết đến chính sách học nghề và hào hứng tham gia.

Đặc biệt, cả hai huyện Quốc Oai và Thạch Thất đều chú trọng công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu của người lao động, thẩm định hồ sơ, đặt hàng các đơn vị đào tạo từ đó tổ chức lớp học đúng sát với nhu cầu của người lao động cũng nhu xu thế phát triển kinh tế của địa phương. Với những nỗ lực như trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở hai huyện Quốc Oai, Thạch Thất đã đạt được những kết quả tích cực.

lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe
Đoàn kiểm tra của Thành phố làm việc tại huyện Thạch Thất

Năm 2018, huyện Quốc Oai đã tổ chức được 56 lớp đào tạo nghề cho 1943 lao động, trong đó có 25 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 859 lao động, 31 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1084 người. Sau học nghề, 1943 lao động có việc làm và làm đúng nghề đào tạo, đạt tỷ lệ 100%. Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Quốc Oai đã tổ chức 45 lớp dạy nghề cho 1553 lao động, tăng 158 lao động so với kế hoạch trong đó có 24 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 840 lao động, đạt 126, 3% so kế hoạch; 21 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 713 người, đạt 97,7% so với kế hoạch. 100% lao động sau học nghề có việc làm và làm đúng nghề đào tạo.

Tại huyện Thạch Thất, năm 2018, Huyện đã tổ chức được 36 lớp đào tạo nghề cho 1224 lao động, trong đó có 23 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 789 lao động, 13 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 455 người. Sau học nghề, 1095 lao động có việc làm, đạt tỷ lệ 88%. Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Thạch Thất đã tổ chức 32 lớp dạy nghề cho 1100 lao động, trong đó có 16 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 540 lao động; 16 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 560 người. Đối với nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo là 461/540 học viên đạt tỷ lệ 85,3%; đối với nghề nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 100%.

Qua khảo sát, hầu hết người lao động đã và đang tham gia học nghề đều bày tỏ sự hài lòng và đánh giá cao về lớp học cũng như Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những người đã học xong cho biết, họ vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao thu nhập. Kết quả công tác đào tạo nghề còn được chứng minh qua góc nhìn của doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Theo đó, một số doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề đã đánh giá tay nghề của người lao động được nâng lên, năng suất chất lượng sản phẩm cũng tăng rõ rệt.

Phải gắn đào tạo nghề với bố trí việc làm lâu dài cho bà con

Kết luận buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác đào tao nghề cho lao động nông thôn của các huyện Quốc Oai và Thạch Thất. Theo Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo các Huyện đã có định hướng đúng đắn và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở hai huyện được triển khai đồng bộ, bài bản, đạt hiệu quả.

lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn thăm lớp dạy nghề mây tre giang đan tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai. Ảnh P.D

Trong đó đối với huyện Quốc Oai, bà Nguyễn Thanh Nhàn đặc biệt tâm đắc, đánh giá cao công tác tuyên truyền, khảo sát, đánh giá, nắm bắt nhu cầu của người lao động và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương nên các nghề lựa chọn đào tạo đã đáp ứng nguyện vọng của người dân, sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

“Báo cáo của các đồng chí không chỉ thể hiện những con số mà là rất nhiều tâm tư, tình cảm, tâm huyết của cả hệ thống những người làm công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, từ cấp huyện, các đơn vị đào tạo, đến cấp xã. Do đó, kết quả đã được minh chứng rõ trong thực tế nghề nghiệp đào tạo gắn với nghề nghiệp mà bà con lựa chọn, mong muốn được làm việc, sau khi học xong, bà con đã có việc làm, tránh được thời gian nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện”- bà Nhàn nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở hai địa phương. Nhất là đối với huyện Thạch Thất, bà Nhàn thẳng thắn góp ý, công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu của người lao động, của địa phương, việc kiểm tra, giám sát lớp học, đặt hàng đào tạo có lúc, có nơi chưa nghiêm túc, chưa sát với thực tiễn, sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các xã có khi còn chệch choạc dẫn đến tình trạng một số nghề đào tạo mà người học không áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn làm việc, nghề đào tạo không phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Với những tồn tại, hạn chế, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm, sớm có giải pháp khắc phục.

lao dong nong thon phan khoi khi duoc dao tao nghe
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn nghe tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của lao động đã được học nghề mộc dân dụng và đang có việc làm ổn định tại huyện Quốc Oai

Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đưa ra những định hướng và chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở hai địa phương đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đặc biệt nhấn mạnh các địa phương phải chú trọng gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, kể cả ở cấp xã, thị trấn; đồng thời gắn mục tiêu, nội dung chương trình với nhu cầu của doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lao động học nghề hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học nghề, làm sao để lao động sau khi học nghề đảm bảo được tuyển dụng, có việc làm, sản phẩm của người học nghề được doanh nghiệp đón nhận.

Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có chương trình phát triển kinh tế lâu dài theo hướng ngành nghề mà bà con lao động nông thôn đã được đào tạo thì mới tận dụng được tay nghề, trình độ của người lao động và giúp người lao động có việc làm ổn định, lâu dài, có như vậy mới thực sự phát huy được ý nghĩa của chương trình là tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông thôn.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Liên quan đến việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.
Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Để xây dựng được 1 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chất lượng, đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ kịp thời cho người lao động (NLĐ), Chủ tịch Công đoàn Công ty SWCC SHOWA Việt Nam Nguyễn Minh Sơn cho rằng cần phải có "4 được". Đó là: Được NLĐ đồng tình; được sự phối hợp, sẻ chia giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở; được sự đoàn kết, nhất trí của tập thể Ban Chấp hành trong mọi tình huống và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp trên.
Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade

Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade

Ngày 5/4, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4 - nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Tin khác

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) đã thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) năm 2025.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Trong hai ngày 31/3 và 1/4/2025, hàng nghìn lao động đã có mặt từ sớm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS) đợt 1 năm 2025.
Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động