Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội, nhìn chung các chính sách xã hội được triển khai cơ bản, đúng, đủ và kịp thời, thông qua đó tạo chuyển biến rất quan trọng về nhận thức, hành động và hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH) |
Đặc biệt, chính sách về người có công là một trong những chính sách nổi trội, một trong những chính sách xã hội thực hiện tốt nhất hiện nay. Các chính sách giảm nghèo bền vững dành cho đối tượng yếu thế theo hướng đảm bảo an sinh tối thiểu và nâng dần các mức trợ giúp xã hội đang được thực hiện có hiệu quả.
Tỷ lệ giảm nghèo đạt chuẩn 1%, hiện nay chỉ còn 1,93% là cố gắng lớn trong điều kiện thiên tai, lũ, bão liên tiếp xảy ra, lần đầu tiên đạt chỉ tiêu về năng suất lao động 5,56% so với yêu cầu đề ra, điều đáng mừng là chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ thêm, cuối tháng 10 vừa qua, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á được các nước G7 mời trực tiếp đến báo cáo điển hình về việc thực hiện chính sách xã hội và phát huy vai trò người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội hiện nay...
Về đào tạo nhân lực chất lượng cao, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tập trung vào 2 đề án lớn về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và đề án về phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.
Một số vấn đề cần phải quan tâm là có chính sách hiệu quả thu hút nguồn nhân lực cao vào khu vực công; trong đào tạo đại học, thì chú trọng nghiên cứu khoa học, đặc biệt phải lấy tự chủ đại học là khâu đột phá; trong giáo dục nghề nghiệp, cần tập trung đổi mới theo hướng mở, linh hoạt hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước, trong đó kết nối doanh nghiệp phải là khâu đột phá.
Đồng thời chú trọng hai vấn đề lớn, từ năm 2025, phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế. Đây là vấn đề rất quan trọng, có tính chất chiến lược.
Về thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép, hiện nay chiếm 7,92%, mặc dù chưa an tâm, nhưng đây là con số có thể chấp nhận được.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH) |
Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, qua cơn bão số 3 (Yagi) cho thấy, biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, do đó cần có cách phòng tránh, xử lý các trường hợp do thiên tai gây ra ở mức độ cao hơn; cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến vấn đề này.
Về phát triển thủy sản bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 4/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, IUU là bước tiến tới để phát triển bền vững thủy sản, các quy định của IUU cũng đã được quy định trong Luật Thủy sản, vấn đề quan trọng là thực thi trong thực tế.
Đối với những biện pháp gỡ thẻ vàng thủy sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Đoàn thanh tra của Liên minh châu Âu đã ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam. Nhiều địa phương đã có những hành động quyết liệt để ngăn chặn hành vi đánh bắt, khai thác hải sản bất hợp pháp; các lực lượng chấp pháp cũng hỗ trợ lực lượng chức năng ở địa phương trong việc nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28