Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Xem xét một số nội dung, mức chi triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024 TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Luật Thủ đô năm 2024 là văn bản pháp lý quan trọng được ban hành nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô, đặc biệt là các định hướng từ Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật mới có cấu trúc toàn diện và đầy đủ hơn với 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương và 32 điều), thể hiện tính đột phá trong các cơ chế, chính sách đặc thù dành cho Thủ đô.

Trong các quy định mới của Luật, điểm nổi bật là những chính sách về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Những quy định này nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, đồng thời phát triển theo định hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá phát triển Hà Nội thành trung tâm văn hóa của cả nước.

Về công tác bảo tồn di sản văn hóa, Luật quy định cụ thể việc tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các khu vực trọng điểm như: Khu Ba Đình - trung tâm chính trị của Thủ đô, khu vực Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Tây - biểu tượng văn hóa của Hà Nội, các di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di sản được UNESCO công nhận như Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ngoài ra, Luật cũng chú trọng bảo tồn các di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, các di sản văn hóa phi vật thể, phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống.

Về chính sách ưu đãi đặc thù, Luật trao quyền cho Hội đồng nhân dân Thành phố được quy định mức hỗ trợ cao hơn so với quy định hiện hành cho nhiều đối tượng. Cụ thể là: Người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; các nghệ nhân và người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; vận động viên, huấn luyện viên tham gia đào tạo và huấn luyện tại các bộ môn thể thao thành tích cao.

Đặc biệt, Luật có quy định về việc hỗ trợ những người bị tai nạn, suy giảm sức khỏe trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và hỗ trợ họ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp khi không còn đáp ứng yêu cầu công việc. Hội đồng nhân dân Thành phố cũng được quyền quy định mức thưởng bổ sung đối với những người đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi khu vực và quốc tế.

Một điểm đột phá của Luật là quy định về việc xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá tại khu vực bãi sông, bãi nổi sông Hồng và các địa điểm có lợi thế về không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Hội đồng nhân dân Thành phố được giao thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và các chính sách ưu đãi cho các trung tâm này. Đây là bước đi quan trọng nhằm phát triển công nghiệp văn hoá thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.

Luật cũng có quy định mới về việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa. Các khu này được thành lập trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản. Mỗi khu sẽ có một Hội đồng quản lý, điều hành gồm đại diện chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng dân cư. Việc thành lập các khu này phải được đa số đại diện trong khu vực đồng thuận và thực hiện theo đề án do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Về cơ chế huy động nguồn lực, Luật có nhiều quy định mới và đột phá. Thành phố được phép áp dụng phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với quy mô tương đương các dự án y tế, giáo dục. Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao hơn quy định hiện hành về tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực thể thao và 12 ngành công nghiệp văn hoá.

Đặc biệt, Luật cho phép ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý công trình văn hoá, thể thao là tài sản công cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian nhất định, nhằm tăng hiệu quả khai thác và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Phương Bùi

Nên xem

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động