Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động |
Lương công chức đủ thuê nhà ở mức bình dân
Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, chiều 4/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực, tiền lương của cán bộ, công chức...
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) đồng tình với một số ý kiến của các đại biểu, về thực trạng nhân lực khu vực công chuyển sang khu vực tư đang diễn ra rất nhiều, trong đó, phần lớn là nhân lực chất lượng cao.
“Việc thu hút nhân tài vào khu vực công cũng gặp khó khăn nhất định. Mức lương khởi điểm không đủ để thuê nhà ở các thành phố lớn, từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì nhân sự ở khu vực công là nhân sự làm chính sách”, đại biểu nói.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Quốc hội |
Tại kỳ họp này của Quốc hội, có lẽ một cụm từ được nhắc đến rất nhiều từ phiên khai mạc cho đến các phiên thảo luận, đó là cụm từ "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn".
Để gỡ được điểm nghẽn về thể chế, đại biểu cho rằng, rất cần nhân lực, mà nhân lực thực sự cũng đang bị nghẽn. Bao nhiêu năm qua chúng ta nói rất nhiều đến sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương.
Hiện ngân sách đang dành 70% để trả lương chi thường xuyên. Đại biểu băn khoăn như vậy tinh giản biên chế đã thực sự đạt yêu cầu chưa.
Ở nhiệm kỳ này đã có rất nhiều phát biểu, tranh luận kéo dài về việc chữa bệnh cán bộ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm, nhưng kết quả xếp loại chất lượng công chức năm 2023 chỉ có 6,57% không hoàn thành nhiệm vụ, còn lại đều hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...
“Về cải cách tiền lương, không thể phủ nhận những nỗ lực tăng lương cơ sở 30% của năm nay, nhưng cho dù thế thì một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện, chưa nói đến những nhu cầu chính đáng khác.
Nên rất dễ hiểu là các địa phương thời gian vừa qua đi xin cơ chế riêng để thu hút nhân tài, Quốc hội cũng ủng hộ, nhưng nhân tài thì như lá mùa thu”, đại biểu nói.
Kỳ họp này Quốc hội đã và đang bàn rất nhiều đề xuất từ Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc về thể chế, nhưng đại biểu cho rằng, chưa có đề xuất nào tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực, mà khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn.
“Tôi đề nghị, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.
Cần công bố mức sống tối thiểu
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đề cập đến vấn đề đột phá tư duy và sử dụng con người, coi con người là trung tâm. Đại biểu cho rằng, chúng ta đạt thành tựu quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, nhưng bước tiếp theo phải đảm bảo một cuộc sống no đủ tối thiểu, phù hợp với tình hình đất nước.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, nhiều năm qua, Chính phủ chưa bao giờ công bố mức sống tối thiểu, và cũng chưa công bố mức lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
“Ở các nước, người ta công bố mức sống tối thiểu và công bố lương tối thiểu và lương đủ sống tối thiểu. Nếu vào mạng của thành phố Seoul, chúng ta sẽ thấy thông tin lương tối thiểu và lương đủ sống tối thiểu, là lương có thể nuôi được gia đình 3 người.
Với điều kiện hiện nay, chúng ta đòi hỏi 2 người đi làm phải nuôi được 2 người con, thì lương tối thiểu phải hướng tới lương đủ sống tối thiểu 2 người đi làm có lương nuôi được 2 người con, để đảm bảo phát triển bền vững đất nước”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích.
Theo đại biểu, tinh thần Nghị quyết của Đảng năm 2018 khi bàn về vấn đề cải cách tiền lương có giao cho cơ quan thống kê Nhà nước công bố mức sống tối thiểu, làm cơ sở công bố tiền lương tối thiểu, nhưng đến nay chưa có công bố. Vì vậy, đại biểu đề nghị, năm 2025 nên làm việc này để có cơ sở hoạch định mức sống tối thiểu và phát triển sắp tới.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, chưa có công cụ để lượng hóa sự hạnh phúc của người dân, và kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam để làm chỉ tiêu phát triển cho các địa phương...
Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn tỉnh Nam Định). Ảnh: Quốc hội |
Nhanh chóng nghiên cứu chính sách dân số
Cùng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn tỉnh Nam Định) cho rằng, phải nhanh chóng nghiên cứu có chính sách dân số trước thách thức già hóa dân số.
Vì có nguồn nhân lực tốt, mới giữ được đà tăng trưởng 6 - 7% cho những năm tới, và chuẩn bị kỹ để làm chủ nền công nghiệp hiện đại, thu nhập cao sẽ đến trong tương lai gần.
Cũng theo đại biểu Vũ Trọng Kim, báo cáo của Chính phủ đề cập đến tinh giản biên chế bộ máy hành chính của cấp huyện, cấp xã, như vậy chưa được, cần phải cách mạng hóa về biên chế bộ máy cả Trung ương và địa phương, các ngành.
Đáng quan tâm, đại biểu Vũ Trọng Kim cho hay: “Gảm biên chế có hai tác dụng, đó là giảm được người sách nhiễu và tăng được lương cho cán bộ mẫn cán, cán bộ chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32