TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh “Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá

Đây là thông tin đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề và sự nghiệp văn hóa thông tin. Trong đó, dự toán chi thường xuyên năm 2021 là 17.171 tỷ đồng, năm 2022 là 14.629 tỷ đồng, năm 2023 là 21.020 tỷ đồng, năm 2024 là 23.806 tỷ đồng.

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
TP.HCM ưu tiến bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề tối thiểu bằng 20% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

Theo UBND TP.HCM, khó khăn hiện nay đối với giáo dục nghề nghiệp là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đáp ứng các điều kiện về diện tích đất tối thiểu sử dụng để xây dựng trường cao đẳng, trung cấp theo quy định tại Nghị định số 143 ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp gặp những vướng mắc, khó khăn, phát sinh chủ yếu là chính sách về đất đai. Bên cạnh việc khó tiếp cận với quỹ đất có quy hoạch đất giáo dục - đào tạo, thì việc tiếp cận đối với các cơ sở nhà đất có nguồn gốc nhà đất đang trong tình trạng không sử dụng cũng gặp khó khăn vì các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản công.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc xác định ngành, nghề mũi nhọn, trọng tâm cũng chưa được quan tâm thực hiện, dẫn đến tình trạng lãng phí, xuống cấp ở một số ngành, nghề đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng lại không tuyển sinh được.

Mặt khác, các mức hỗ trợ theo Quyết định số 46 ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng (tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4) đến nay không còn phù hợp với thực tiễn (từ 2,5 triệu đồng/người/khóa học – 4 triệu đồng/người/khóa học). Trong khi đó, mức học phí thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/khóa học.

Đối tượng thụ hưởng chính sách như phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân không có khả năng đóng phần học phí chênh lệch sau khi được ngân sách hỗ trợ, nên việc vận động người dân học nghề để có việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với lao động nông thôn, người có đất bị thu hồi.

Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tham mưu Chính phủ điều chỉnh, tăng mức trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng lên 5 triệu đồng/người/khóa học cho các đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Quyết định số 46 ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ LĐTB&XH có hướng dẫn, cụ thể hóa chính sách cho thuê đất nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo các quy định về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

Toàn TP.HCM hiện có 3 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Thành phố; 21 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và thành phố Thủ Đức; 4 trường có phân hiệu giáo dục thường xuyên; 310 trung tâm học tập cộng đồng tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Thành phố hiện có 703 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 122 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa cũng tạo thêm nơi học tập nâng cao trình độ cho người dân. Trong năm 2024, TP.HCM đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của Thành phố là bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động