Khẳng định vị thế di sản Thủ đô

Kỳ 2: Nỗ lực vượt thách thức

(LĐTĐ) Trước những thách thức của dịch Covid-19, những người làm công tác quản lý di sản của Thủ đô đã nỗ lực đổi mới, tổ chức nhiều hình thức để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản.
Kỳ 1: Cái nôi của di sản Để di sản văn hoá Việt đến gần hơn với người dân Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản

Di tích buộc đóng cửa, không có nguồn thu

Dịch Covid-19 ập đến đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu như là hai năm trước đây, các "địa chỉ đỏ" trên bản đồ du lịch của Thủ đô như Nhà tù Hoả Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam… luôn tấp nập khách tham quan; giờ đây, để phòng, chống dịch Covid-19, những di sản này ở Thủ đô nhiều tháng qua không có bóng khách du lịch.

Trưởng Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, trước đại dịch Covid-19, Di tích phải đóng cửa, nguồn thu sụt giảm, Di tích buộc phải cắt giảm các hợp đồng. Do đó, hiện nay nguồn lực con người là một trong những khó khăn của đơn vị.

Tương tự, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng không thể đón khách, đường đi mọc rêu, nguồn thu không có.

Kỳ 2: Nỗ lực vượt thách thức
Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm bên hồ Gươm cổ kính, vắng bóng khách du lịch suốt thời gian qua.

Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng không nằm ngoại lệ. Nằm bên hồ Gươm cổ kính, trước đây, Nhà hát trung bình đón tiếp hơn 1.000 khán giả mỗi ngày, trở thành Nhà hát duy nhất châu Á đạt kỷ lục biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm. Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã làm mọi thứ đảo lộn. Gàn 2 năm từ khi có dịch, nguồn thu không có, không biểu diễn, không thu nhập, các nghệ sĩ của Nhà hát phải vất vả xoay xở để trang trải cho cuộc sống. "Dù đã nới lỏng giãn cách, nhưng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà hát nói riêng và các đơn vị sân khấu nói chung khi khởi động trở lại", Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cũng nhận định, năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn chưa có tiền lệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra. Mọi ngành, mọi nghề, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Liên tục cập nhật để thích ứng

Để kịp thời thích nghi, nhiều bảo tàng, di tích trên địa bàn Thủ đô đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, thay đổi phương thức tiếp cận công chúng cũng như có những sản phẩm văn hóa phù hợp để thích ứng với tình hình mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách tham quan, du lịch.

Trong đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm đặc thù, đề cao tính trải nghiệm tạo được các bảo tàng, di tích chú trọng thực hiện. Có thể kể đến, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… nhanh chóng xây dựng các tour tham quan online thu ngắn khoảng cách giữa điểm đến với du khách; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thay vì chờ công chúng tìm đến đã chủ động mang sản phẩm văn hóa tới các trường học…

Phó Trưởng Phòng Trưng bày, Truyền thông công chúng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam An Thu Trà cho biết: “Trong bối cảnh dịch bệnh, Bảo tàng xác định đối tượng khách tiềm năng là các nhóm nhỏ, các gia đình nên tập trung xây dựng các sản phẩm dành cho nhóm đối tượng này, như: Làm nông dân bắt cá dưới suối nhân tạo, tổ chức các hoạt động tìm hiểu văn hóa truyền thống… hay chủ động đưa hoạt động đến trường học thay vì đợi các trường đưa học sinh tới. Do vận dụng sáng tạo nên trong hai ngày cuối tuần, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vẫn đón được lượng khách ổn tới tham quan, trải nghiệm, dù không nhiều nhưng là con số ý nghĩa trong thời gian này.

Kỳ 2: Nỗ lực vượt thách thức
Hiện các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trưởng Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy chia sẻ, với việc xây dựng các tour Đêm Thiêng liêng là bước đầu của Hỏa Lò nhằm đưa lại cho mọi người tình yêu lịch sử Việt Nam. Hướng của tiếp theo của Hỏa Lò là vẫn tiếp tục triển khai 3 Đêm Thiêng liêng; đồng thời cũng tính đến xây dựng Đêm Thiêng liêng đặc biệt dành cho cả du khách Việt và nước ngoài trải nghiệm mà không cần đến người dẫn. Cùng với đó, tại các trưng bày chuyên đề, Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng tổ chức không gian trưng bày kết hợp với hoạt họa, phục dựng lại các không gian sinh hoạt của người lính, của các tù nhân…; mỗi trưng bày sẽ tạo 1 điểm nhấn tùy theo nội dung thực hiện. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Bích Thủy cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự liên kết, phối hợp với các đơn vị lữ hành tạo nên thành công của Đêm Thiêng liêng.

Còn Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, mong muốn đưa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hóa với các hoạt động văn hóa cả ngày và đêm, có thêm nhiều những sản phẩm phục vụ du khách tham quan, trên cơ sở đó hình thành tuyến phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào cuối tuần, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn liền với đạo học. Buổi ra mắt công nghệ 3D Mapping vừa qua đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mời, khán giả. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping.

Hiện các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ví dụ như: Hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế; ứng dụng tương tác thông tin di sản đa phương tiện trên điện thoại thông minh (tương tác mã QR); hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI...

Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên chuyển đổi số như: Công nghệ điện toán đám mây - Cloud Computing, công nghệ Big Data, công nghệ thông minh nhân tạo - AI, công nghệ tương tác 3D, công nghệ thực tế ảo AR/VR, ảnh 3600 tương tác... là rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững, khoa học và hiệu quả thực tiễn cao. Thông qua việc số hóa, công nghệ về lưu trữ cùng với các phần mềm tái hiện đa phương tiện, công chúng sẽ được tiếp cận, khai thác và tương tác mà không làm tổn hại đến di sản, di tích.

Số hóa đang dần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển văn hóa du lịch của di tích và bảo tàng với mục đích hướng đến những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến và quảng bá giá trị di sản văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Số hóa cũng phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của công chúng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời gắn với nhiệm vụ xây dựng Hà Nội - Thành phố sáng tạo và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

"Ngành Di sản Văn hóa Thủ đô với những nỗ lực mạnh mẽ đã đảm bảo sự an toàn tại các cơ quan, công sở của ngành, các điểm di tích, di sản, đổi mới tổ chức nhiều hình thức để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản. Ngành cũng đã tham mưu để Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với những điều, khoản cụ thể trong lĩnh vực văn hóa; tham mưu để Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch 176 thực hiện Chương trình công tác số 06 về Phát triển văn hóa xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; nghiên cứu đổi mới các hoạt động và sản phẩm văn hóa, dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các điểm di tích…", Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết.

Hơn 20 năm qua, Hà Nội đã gìn giữ, phát huy các giá trị của danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, tạo nên sức hấp dẫn riêng có của Thủ đô. Hình ảnh Hà Nội là một điểm đến “an toàn - thân thiện”, ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Bằng chủ trương phát triển Hà Nội ngày một năng động, sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hoá ngàn năm văn hiến, Hà Nội chủ trương xây dựng Nghị quyết về phát triển Công nghiệp văn hóa với những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, trước mắt là thực hiện các cam kết, xây dựng và phát triển Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

"Ngành Văn hóa Thủ đô mong mỏi tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; sự phối hợp giúp đỡ của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia cùng các nhà khoa học; sự phối hợp của các cấp, các ngành, cùng các tầng lớp nhân dân để sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp", ông Đỗ Đình Hồng cho biết.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhắc đến kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá Lý Thu Trang và Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thuật (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) vẫn bồi hồi xúc động, tưởng như mới chỉ hôm qua thôi, khi được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà và thiệp chúc mừng năm mới...
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn coi trọng vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc gia. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội vẫn luôn tự hào, vinh dự khi được Tổng Bí thư dành những lời động viên, khích lệ sâu sắc mỗi lần đến làm việc, thăm hỏi, động viên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Thủ đô nói riêng. Tự hào là đơn vị được Tổng Bí thư đến thăm, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội luôn nhớ từng lời căn dặn, để lực lượng Công an nhân dân là "thanh bảo kiếm" ngày càng sắc bén hơn, "lá chắn" ngày càng vững chắc hơn... cho nhân dân, cho đất nước yên bình.
“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Xem thêm
Phiên bản di động