Để các di sản được bảo tồn vĩnh cửu
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội Đậm nét “hồn dân tộc” qua trang phục áo dài Trạch Xá |
Cần thiết phải sửa luật
Cho đến nay, cả nước đã xếp hạng trên 10 nghìn di tích cấp tỉnh, thành phố, 3.621 di tích quốc gia và 130 di tích quốc gia đặc biệt. Khoảng 70 nghìn di sản văn hóa phi vật thể, 534 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh họa. (Ảnh: BT) |
Cùng với đó, hàng loạt di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận và ghi danh, bao gồm 9 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 15 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 13 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 2 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; 9 di sản tư liệu, trong đó có 3 di sản tư liệu thế giới, 6 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương…
Ngoài ra, chúng ta có một hệ thống bảo tàng đồ sộ với 197 bảo tàng, trong đó 127 bảo tàng công lập và 70 bảo tàng ngoài công lập đang bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị trên 4 triệu hiện vật. Các hiện vật đều là di vật, cổ vật quý giá mang đặc trưng văn hóa của địa phương, vùng miền, quốc gia. Hiện nay, đã có 294 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia; trong đó 168 hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ, bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng.
Tại buổi Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) diễn ra ngày 28/3 vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là cơ sở để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Quá trình xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được chuẩn bị từ lâu, qua nhiều vòng, nhiều bước, nhằm tiến tới có được một luật hoàn chỉnh nhất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước hiện nay và những năm tiếp theo. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần thứ năm.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Đồng thời để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Cùng với đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động dịch vụ, hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa, và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Bổ sung quy định về di sản phi vật thể
Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ghi nhận “tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững”. Tuy nhiên, đến nay, chính sách đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể còn chậm, chưa đáp ứng được thực tế, thiếu đồng bộ, thiên về danh hiệu. Đa số các Nghệ nhân ưu tú không thuộc diện và không nhận được hỗ trợ do không đạt được tất cả các tiêu chí.
Trong khi đó, thách thức lớn nhất mà hầu hết các di sản văn hóa phi vật thể đều phải đối diện, đó là việc giới trẻ hiện vẫn chưa cảm nhận hết giá trị của di sản do bị ảnh hưởng của các trào lưu mới nên ít tìm thấy sự say mê để theo học, thực hành hay thậm chí chỉ để thưởng thức, hưởng thụ các giá trị văn hóa do cha ông sáng tạo và trao truyền lại. Thế hệ các nghệ nhân cao tuổi ngày một già yếu và mất đi mà chưa tìm được lớp người kế cận, chưa kịp truyền thụ cho các học trò, đặc biệt là trao truyền các "ngón nghề", bí quyết trong việc ứng tác, điều chỉnh nhạc cụ…
Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan cho rằng, đối với lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, dự thảo Luật cần xem lại cách phân loại các loại hình. Công ước 2003 của UNESCO chia di sản văn hóa phi vật thể thành 5 loại hình, lĩnh vực, bao gồm: các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống.
Trong khi đó, dự thảo Luật chia thành 6 loại hình, lĩnh vực, tách lễ hội truyền thống thành mục riêng, trong khi lễ hội truyền thống phải gắn chặt với tín ngưỡng, không thể bóc tách lễ hội truyền thống ra khỏi tín ngưỡng, độc lập với tín ngưỡng.
Các nhà văn hóa có chung ý kiến, không nên tách riêng di sản tư liệu thành một chương riêng ngang với di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Bởi dù tồn tại dưới hình thái nào thì di sản tư liệu cũng thuộc lĩnh vực vật thể hoặc phi vật thể. Về mặt thực tiễn, phần lớn di sản tư liệu là những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc là một bộ phận trong di tích, một số khác nằm trong các cơ quan lưu trữ, thư viện, bảo tàng và sưu tập tư nhân. Việc tách ra thành một loại riêng khiến nhiều quy định về di sản tư liệu trùng lặp với quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…
Nhìn chung, việc khai thác và sử dụng di sản văn hóa phi vật thể cần có phương pháp và cách thức phù hợp với từng loại hình di sản nếu không sẽ tác động tiêu cực đến di sản.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07