“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô
Hướng dẫn cách tải và cài đặt ứng dụng iHanoi với mã QR Những tiện ích không ngờ của iHanoi |
Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Phát triển thị trường giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa, phục hồi các thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường khách quốc tế mới nổi...
Trải nghiệm theo gợi ý của iHanoi
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 5/7/2024 về tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi.
Chùa Trấn Quốc. Ảnh: T.Anh |
Theo tìm hiểu, app iHanoi được chia theo đề mục rõ ràng, như “Phán ánh, kiến nghị”, người dân có thể phản ánh hiện trường, phản ánh thủ tục hành chính, đăng ký tiếp công dân. Ngoài ra còn có các mục “Tiện ích đô thị thông minh”, y tế (cơ sở y tế, mạng lưới nhà thuốc), du lịch (bản đồ du lịch…), di sản văn hóa…
Đặc biệt, khi chọn mục “Du lịch”, một “Bản đồ du lịch” sẽ được hiển thị trên màn hình điện thoại. Người dùng sẽ nhìn thấy bản đồ xác định vị trí và gợi ý các loại hình du lịch (du lịch tâm linh, danh lam thắng cảnh, công viên, ẩm thực…).
Sinh sống và làm việc nhiều năm tại Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hùng (phố Lý Nam Đế, Hà Nội) cho biết iHanoi là ứng dụng mới nhưng hiện cũng cập nhật khá nhiều thông tin về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm vui chơi ở Hà Nội.
Nhiều bạn trẻ sử dụng iHanoi tham khảo một số điểm đến hấp dẫn. Ảnh: T.Anh |
“Tôi ấn tượng với mục Bản đồ du lịch khi giới thiệu đến người dùng hàng loạt điểm di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô, như Cột cờ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long…”, anh Hùng chia sẻ.
Vừa kết thúc đợt thi vào lớp 10 khá suôn sẻ, Nguyễn Ngọc Tâm (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chủ động tìm kiếm thông tin về các hoạt động vui chơi tại Hà Nội. Khi được chị gái giới thiệu về iHanoi, Tâm đã tham khảo và tự tin thiết kế tour du lịch Hà Thành cho cả gia đình.
Mở đầu với bát bún ốc trên phố Tô Ngọc Vân, cả gia đình di chuyển sang chùa Trấn Quốc với điểm nhấn là vườn tháp, nhiều tháp cổ. Tại đây, Ngọc Tâm cho biết cả gia đình cùng thắp hương cầu bình an, vừa vãn cảnh chùa, vừa có thể thưởng thức khung cảnh hồ Tây sau thời gian tập trung ôn thi căng thẳng.
Ngọc Tâm đã sử dụng ứng dụng iHanoi và tự xây dựng một tour khám phá Hà Nội cho cả gia đình dịp hè này. Ảnh: T.Anh |
“Em rất thích trải nghiệm mục Du lịch và Di sản văn hóa, app có sẵn bản đồ đến các địa điểm cần tới, giúp người dùng nắm bắt thông tin nhanh gọn. Không chỉ vậy, app iHanoi còn giúp mọi người có thêm kiến thức về đất nước Việt Nam”, Ngọc Tâm chia sẻ.
Ngoài ra, Tâm cũng hào hứng kể rằng bản thân còn tham quan, trải nghiệm triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” tại Vincom Mega Mall Royal City, và cũng đi theo chỉ dẫn trên iHanoi.
Nên mở rộng ngôn ngữ, tiếp cận du khách quốc tế
Bên cạnh những ưu điểm mà iHanoi mang lại, theo anh Mạnh Hùng, những thông tin giới thiệu địa điểm trong app nên được cô đọng hơn, bổ sung thêm nhiều hình ảnh sinh động. Ngoài ra, hiện app chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nên có thể chưa tiếp cận được nhiều bạn bè quốc tế. Anh Hùng mong muốn trong thời gian tới, app iHanoi nên nghiên cứu, bổ sung thêm một số ngôn ngữ quốc tế để giúp khách nước ngoài dễ dàng trải nghiệm khi tới Hà Nội.
Th.S Nguyễn Thị Yến trải nghiệm ứng dụng iHanoi. Ảnh: T.Anh |
Khi trải nghiệm iHanoi có thể thấy rõ ứng dụng đã chủ động gợi ý những địa điểm cụ thể quanh khu vực người dùng. Điển hình như quanh khu Ngã Tư Sở, Láng Hạ, ứng dụng sẽ gợi ý địa điểm tham quan Bảo tàng Phòng không – Không quân, Nhà hát Múa rối Việt Nam… Bami King (Láng Hạ), phở Ngọc Vượng (phố Huỳnh Thúc Kháng)… là những món ăn được iHanoi gợi ý quanh khu vực.
Khi người dùng “chạm” vào một trong các địa điểm cụ thể trên iHanoi, như Nhà hát Múa rối Việt Nam, ứng dụng sẽ chỉ đường đi từ vị trí người dùng ứng dụng tới điểm đến, cùng các thông tin liên quan.
Có thể thấy, iHanoi bước đầu đã làm tốt nhiệm vụ như một cuốn cẩm nang gợi ý địa điểm du lịch, ẩm thực Hà Thành, giúp người dùng lưu lại thông tin, địa điểm để trải nghiệm vào dịp thích hợp.
Theo cô Nguyễn Thị Yến - Giảng viên Khoa Văn hóa - Du lịch (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm ở Hà Nội đang rất phát triển và ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú là bệ phóng cho du lịch ẩm thực (ẩm thực truyền thống Hà Nội, ẩm thực du nhập từ nước ngoài…) nở rộ.
Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm được iHanoi gợi ý. Ảnh: T.Anh |
Việc đưa đến cho người dân một kênh thông tin về du lịch là điều cần thiết, và iHanoi là một ví dụ. Tuy nhiên, theo trải nghiệm trên ứng dụng của cô Yến, những bài viết về các điểm đến trong phần Du lịch hiện còn “khá phổ thông” nên đang thiếu sự tiện dụng và hấp dẫn.
Với mong muốn iHanoi được phổ biến, phủ rộng; để những giá trị đẹp của một “Thành phố trong sông” được khai thác triệt để, cô Nguyễn Thị Yến đề xuất: “Ngoài tiếng Việt, app nên kết hợp cả tiếng Anh - một ngôn ngữ phổ biến toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi người dùng, tiếp cận du khách nước ngoài, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa danh, ẩm thực, du lịch Hà Nội”.
Ngoài ra, theo cô Yến, nội dung giới thiệu về các điểm di tích, danh lam thắng cảnh… cần có tính chuyên môn cao, kết hợp với hình ảnh sinh động, phong phú giúp thu hút người đọc, đáp ứng thói quen tiêu dùng du lịch của số đông, cũng như tối ưu hóa quy trình sử dụng của người dùng…
Thu Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13