Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Phụ nữ quận Hai Bà Trưng: Ứng xử đẹp vì một môi trường xanh Công đoàn Sở Tư pháp triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” Ứng xử đẹp với môi trường từ phong trào “Ngày thứ Bảy xanh” Ứng xử đẹp với di tích và danh lam thắng cảnh Ứng xử đẹp với rác thải nhựa

Những mô hình đẹp mang bóng dáng phụ nữ

Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến đã hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đây là niềm tự hào và giá trị truyền thống quý báu của người Hà Nội. Đảng bộ, chính quyền Thành phố luôn xác định: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, góp phần hình thành hệ giá trị của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển của Thủ đô.

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội và hội viên, phụ nữ trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; đồng thời nâng cao, nhận thức và hành động của phụ nữ trong việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới; Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ 16 tiếp tục phát động hội viên, phụ nữ toàn thành phố thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” trong nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngay sau Đại hội, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc vận động, hướng dẫn việc thực hiện gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”, Cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với 5 nội dung: Thanh lịch, văn minh trong nói năng, giao tiếp; Văn hoá ứng xử trong gia đình; Thực hiện văn hoá ứng xử tại cơ quan, đơn vị; Thực hiện văn hoá ứng xử nơi công cộng; Thực hiện văn hoá ứng xử trên mạng xã hội.

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”
Nhiều làng quê trở nên sáng, xanh, sạch, đẹp hơn bởi bàn tay phụ nữ.

Bà Hoàng Thị Thu Hồng - Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN thành phố Hà Nội cho biết, nhiều mô hình, nhiều cách làm hay, điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã được nhân rộng, có sức lan toả cao, tạo nên những chuyển biến tích cực của hội viên, phụ nữ và cộng đồng trong việc xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

Mô hình “Đường hoa phụ nữ tự quản” góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của hội viên phụ nữ và nhân dân tại địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tính đến nay, toàn Thành phố có 8.293 đoạn đường phụ nữ tự quản với 3.999 đoạn đường xanh - sạch - đẹp, 841 đoạn đường nở hoa.

Các mô hình phụ nữ tham gia thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tiếp tục được nhân rộng. Đến nay, các quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện được: 20 Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả; 30 Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu; 51 “Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu”.

Mô hình “Biến điểm chân rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản” được Hội Liên hiệp Phụ nữ 100% quận, huyện, thị xã hưởng ứng và triển khai. Toàn Thành phố đã có 366 vườn hoa phụ nữ tự quản với đã có 67 mô hình được thành lập mới. Mô hình “Tổ ngành hàng nói không với túi nilon” và mô hình “Chi hội phụ nữ sử dụng làn khi đi chợ” được nhân rộng triển khai tại 100% các chi hội phụ nữ dưới nhiều hình mới, tên gọi mới...

Đã có 3.367 tập thể, 7.514 cá nhân được các cấp, ngành biểu dương, tôn vinh; 19 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu trên các lĩnh vực được vinh danh và đề xuất 29 cán bộ, hội viên, phụ nữ nhận danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của Thành phố. Nhiều điển hình phụ nữ được lựa chọn để viết sách Những bông hoa đẹp, Ngàn hoa dâng Bác... là minh chứng sống động cho tính hiệu quả, thiết thực và sức lan tỏa của Cuộc vận động trong thời gian qua, góp phần mang đến những điểm sáng cho công cuộc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Lan tỏa từ “người thật, việc thật”

Qua 3 năm triển khai, Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về thực hiện Cuộc vận động được chú trọng đổi mới cả nội dung, hình thức để chuyển tải các thông điệp truyền thông về văn hoá ứng xử tới cộng đồng.

Cấp Thành phố, Thành Hội đã tổ chức 62 lớp tập huấn về Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” và 2 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội cho trên 9.000 lượt cán bộ, hội viên nòng cốt và báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. Biên soạn Sổ tay và tờ gấp tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng các highlight, trailer tuyên truyền trước và sau khi diễn ra sự kiện.

Các cấp hội phụ nữ trên khắp Thủ đô đã lắp đặt hàng chục bảng tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử văn minh tại “Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu”, “Tổ dân phố/Thôn văn hóa kiểu mẫu”, “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”,… Nhiều sự kiện lớn cấp Thành phố được tổ chức tạo điểm nhấn và sức lan tỏa, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Thủ đô như: Hội thi Chủ tịch Hội cơ sở giỏi Thành phố năm 2023; Hội khỏe Phụ nữ Thủ đô; Chương trình đồng diễn áo dài với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội; Liên hoan Dân vũ Phụ nữ Thủ đô; Festival “Phụ nữ Thủ đô hội nhập, phát triển”; Giải đi bộ Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp,…

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”
Nhiều sự kiện lớn cấp Thành phố được tổ chức tạo điểm nhấn và sức lan tỏa, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Thủ đô.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã đã tổ chức 385 buổi tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ thực phong trào thi đua xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”, Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Phối hợp tổ chức 162 buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy... cho 31.720 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ. Tổ chức 135 buổi giao lưu văn nghệ, ra mắt 265 câu lạc bộ dân vũ, văn hóa văn nghệ, thể thao.

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã ký kết với Liên đoàn Lao động Thành phố chương trình phối hợp, tổ chức các hoạt động lồng ghép vận động văn hóa ứng xử của phụ nữ Thủ đô trong thực hiện phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gắn với các phong trào thi đua xây dựng cơ quan văn hóa, thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, tạo môi trường để nữ công nhân viên chức lao động phấn đấu rèn luyện chuẩn mực Phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”.

Các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ Thủ đô thực hiện văn hóa ứng xử trong các lĩnh vực đã được các cấp Hội đẩy mạnh thông qua việc chỉ đạo các mô hình điểm: Xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch; “Gia đình 5 có, 3 sạch”, Câu lạc bộ “Gia đình văn minh hạnh phúc”, “Mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu thảo hiền”; “Tổ dân phố/thôn văn hoá kiểu mẫu”, “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”, “Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu” trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, “Phụ nữ với an toàn giao thông”, “Chi hội phụ nữ thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm”…

Ứng xử thanh lịch, văn minh vốn được coi là nét đẹp của người Hà Nội, là giá trị quý báu của Thủ đô ngàn năm văn hiến. “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là câu ca không chỉ mang đến niềm tự hào, mà còn là lời nhắc nhở mỗi người dân đang sinh sống, làm việc, học tập ở Thủ đô phải luôn có trách nhiệm giữ gìn, định hình văn hóa của người Hà Nội thông qua hành vi ứng xử hàng ngày.

Qua các mô hình, là minh chứng sống động cho tính hiệu quả, thiết thực và sức lan toả của Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” trong thời gian qua, góp phần mang đến những điểm sáng cho công cuộc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội Thanh lịch, văn minh.

Bảo Thoa

Nên xem

Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu

Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu

(LĐTĐ) Một sự cố hy hữu đã xảy ra khi chỉ vừa đưa vào vận hành thương mại từ ngày 22/12 thì tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã phải tạm dừng do thời tiết xấu.
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự hội nghị.
Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập

Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập

(LĐTĐ) Tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất thông qua những Thành Viên Độc Lập (Thành viên) đến tay khách hàng.
Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn

Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn huyện Sóc Sơn đã đạt được nhiều kết quả. Các cấp Công đoàn huyện đã từng bước đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, khẳng định uy tín và vị thế của tổ chức Công đoàn huyện, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổng kết những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.
Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?

Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?

(LĐTĐ) Trước thềm năm mới, nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi: Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không? Nếu nhuận thì rơi vào tháng mấy? Những thắc mắc này không chỉ xuất phát từ sự quan tâm đến thời gian, mà còn liên quan đến phong thủy, vận mệnh và các kế hoạch quan trọng trong cuộc sống như cưới hỏi, xây dựng nhà cửa hay khởi sự kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025; trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Trợ vốn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động