Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đó là chia sẻ của ông Vương Hữu Phú (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông cho hay: “Khi thấy Tổng Bí thư vắng mặt mấy lần tiếp xúc cử tri gần đây, rồi nghe tin bác ốm nặng, tôi vẫn nghĩ là bác sẽ qua khỏi, không nghĩ bác ra đi đột ngột như thế.

Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc”.

Là người nhiều lần tham dự tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong đó có đại biểu Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Hữu Phú luôn ấn tượng với hình ảnh Tổng Bí thư giản dị, khiêm tốn, gần gũi, chân tình, “cho tôi cảm nhận bác như một người anh, người thầy, người đồng chí rất thân thiết”.

Ông Phú chia sẻ, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư luôn chăm chú lắng nghe, ghi chép rất cẩn thận từng ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri cả về quốc kế dân sinh, vấn đề người dân quan tâm về kinh tế - xã hội, những kiến nghị với Đảng, Chính phủ...

Sau đó, Tổng Bí thư lần lượt trả lời từng câu hỏi của cử tri nêu, giải thích, phổ biến những việc đang làm và sẽ làm, những điều cử tri quan tâm. Tổng Bí thư cũng nhắc các đại biểu Quốc hội và Tổ thư ký ghi chép đầy đủ, cẩn thận để kiến nghị với Quốc hội những vấn đề cử tri nêu.

"Điều này thể hiện, người lãnh đạo cao nhất của Đảng luôn tôn trọng cử tri, tôn trọng nhân dân, lắng nghe nhân dân bằng tình cảm chân thành", ông Vương Hữu Phú bày tỏ.

Ông Phú cho rằng, thành phố Hà Nội rất vinh dự, tự hào có một người công dân tiêu biểu, một đại biểu Quốc hội luôn trọng dân, gần dân, quý dân và yêu dân. Chúng tôi thấy, cả cuộc đời Tổng Bí thư đã làm việc cho sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Bác ra đi là Đảng, nhân dân cả nước mất đi một người cộng sản kiên trung, người đại biểu nhân dân mẫu mực, hết lòng, hết sức vì nhân dân, để lại muôn vàn tình yêu thương, quý mến.

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà Nội. Ảnh: Báo Nhân dân

Trong những lần tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư cũng nói rất nhiều về vai trò, vị trí Thủ đô, văn hiến, anh hùng, trái tim của cả nước và nhắc nhở cán bộ đảng viên, nhân dân phải phát huy truyền thống, vai trò của Thủ đô, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, văn hiến.

“Tổng Bí thư là người cộng sản kiên trung, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, là tấm gương sáng chí công, vô tư để cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập”, ông Vương Hữu Phú nói.

Bà Nguyễn Thanh Tùng (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) xúc động chia sẻ: Nghe tin đồng chí Tổng Bí thư ra đi, bản thân tôi và tôi nghĩ cả cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế đều vô cùng đau xót trước mất mát to lớn, không gì bù đắp được với gia đình, với Đảng và nhân dân.

Bà Nguyễn Thanh Tùng cho hay: Tôi dự nhiều cuộc tiếp xúc cử tri với các đại biểu Quốc hội, và nhận thấy ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhân cách lớn, thể hiện ở tính cách rất giản dị, cách mà đồng chí tiếp xúc với nhân dân không có khoảng cách giữa người lãnh đạo cao nhất với những người dân bình thường như chúng tôi. Cử chỉ cũng rất thân mật, cách nói của đồng chí cũng dân dã, hóm hỉnh.

Tôi rất ấn tượng khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói: “Tôi là công dân Thủ đô và tôi là người dân ngoại thành”, tôi thấy đấy là sự khiêm tốn, hóm hỉnh để làm cho mọi vấn đề của nhân dân trong cuộc tiếp xúc ấy cảm thấy thân thuộc gần gũi”.

Trước Đại hội XIII, bà Tùng cho biết, khi tiếp xúc cử tri, bản thân là một nhà giáo, nên bà đã có kiến nghị về công tác nhân sự, mạnh dạn đề xuất nhân sự cần được bồi dưỡng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. “Tổng Bí thư đã rất chăm chú lắng nghe và sau đó, đồng chí đã nhắc lại ý kiến của mình. Tôi thấy rất trân trọng và tự hào vì mình đã có ý kiến đóng góp và được người lãnh đạo cao nhất của Đảng lắng nghe”, bà Tùng kể.

Bà Nguyễn Thanh Tùng cũng nhìn nhận: Tổng Bí thư là một nhân cách lớn, là một công dân mẫu mực của Thủ đô. Nhân dân Thủ đô tin tưởng, yêu mến đồng chí sẽ biến đau thương thành hành động, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Tôi cũng hy vọng những người kế cận của đồng chí sẽ thực hiện những nghị quyết, đường lối mà đồng chí đang thực hiện dở dang, đó cũng là những ý tưởng của Bác Hồ vĩ đại với đất nước ta.

"Từ nay hình ảnh về người Tổng Bí thư, người đại biểu Quốc hội phong cách giản dị, chân thành trong lời nói, việc làm sẽ chỉ còn là ký ức. Nhưng tư tưởng, phẩm cách của người đại biểu nhân dân ấy sẽ luôn còn mãi trong sự tôn quý, trân trọng của mỗi cử tri và nhân dân”, bà Tùng bày tỏ.

Phương Thảo

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao cán bộ, giáo viên, người lao động khối trường học năm học 2024 - 2025.
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Đi giữa vườn cam được mệnh danh lớn nhất nhì ở miền Trung và lớn hàng đầu cả nước vào thời điểm thu hoạch, tưởng như lọt thỏm giữa một bức tranh rộng lớn với gam màu tươi sáng, cây nào cũng sum suê, tán lá xanh rờn, sai trĩu quả.
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

(LĐTĐ) Diễn ra vào tối ngày 21/12, “Đặng Thái Sơn Returns” concert là đêm nhạc được mong chờ bậc nhất tại Hà Nội trong những ngày cuối năm, với những ngón đàn huyền thoại của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra - SSO) đẳng cấp quốc tế.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động