Khẳng định vị thế di sản Thủ đô

Kỳ 1: Cái nôi của di sản

(LĐTĐ) Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn là trung tâm văn hóa lớn được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc.
Để di sản văn hoá Việt đến gần hơn với người dân Nhiều hoạt động hấp dẫn chào mừng Ngày Di sản Việt Nam tại Phố cổ Hà Nội Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản

Kho tàng di sản phong phú, đa dạng

Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, hiện Thành phố có 5.922 di tích lịch sử - văn hoá. Tính đến tháng 8/2021, tổng số di tích được xếp hạng là 2.581 di tích, trong đó có 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích quốc gia và 1.1441 di tích cấp thành phố. Trong giai đoạn 2016-2018, được sự quan tâm của Thành phố, số di tích được tu bổ, tôn tạo là 319 di tích, trong đó vốn nhà nước (Thành phố và quận, huyện là gần 1.363 tỷ đồng và nguồn vốn xã hội hoá là gần 462 tỷ đồng).

Kỳ 1: Cái nôi của di sản
Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Cùng với di tích lịch sử - văn hoá, Hà Nội còn có một “nguồn tài nguyên” khổng lồ với 1.793 di sản văn hoá phi vật thể được kiểm kê với nhiều loại hình phong phú, đa dạng của người Việt. Đó là văn hoá dân gian, nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, văn hoá ẩm thực, làng nghề, phố nghề, tri thức và tập quán, tôn vinh việc học hành, truyền thống khéo tay hay nghề, nếp sống thanh lịch… của người Việt. Ngoài ra còn có sự hội tụ di sản văn hoá phi vật thể của một số dân tộc anh em, như nghệ thuật cồng chiêng của người Mường ở Ba Vì, lễ cấp sắc, lễ cầu mưa, cầu mùa, nghề chữa bệnh bằng thuốc nam của người Dao...

Di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long – Hà Nội không những có đầy đủ các hình thức biểu đạt đó, mà còn được thể hiện tính phong phú, đa dạng, sinh động, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, tính giáo dục cao trong đời sống xã hội. Minh chứng là Hà Nội có 02 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh là Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và Hát Ca Trù là Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, UNESCO đã ghi danh Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hoá thế giới, và sau đó UNESCO ghi danh 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.

Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia Trần Lưu Tiêu khẳng định, di sản văn hoá là một bộ phận quan trọng của văn hoá. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất. Cả hai đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. Lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn đang hiện diện trên vùng đất “ngàn năm văn hiến” này, bởi hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá và một kho tàng đồ sộ về di sản văn hoá phi vật thể với những giá trị vật chất, tinh thần, văn hoá nghệ thuật, khoa học to lớn, thể hiện đậm nét, cốt cách, bản sắc, sự hội tụ và lan toả của văn hoá Thăng Long, Hà Nội.

Còn theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội có một cấu trúc đô thị (môi trường thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) đã có quá trình hình thành qua nhiều giai đoạn phát triển của thành phố (giai đoạn tiền Đại La – Đại La – Lý – Trần – Lê – Nguyễn – Thời thuộc địa và thời kỳ hiện đại). Nó hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ và các giá trị đặc sắc khác.

Điểm đến, điểm hẹn quan trọng bậc nhất

Có thể thấy, trên thế giới hiếm có Thủ đô của nước nào kết hợp được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa như Hà Nội. Từ khi trung tâm của vùng đất thiêng “núi Tản- sông Hồng” trở thành kinh đô, hơn một nghìn năm đã trôi qua. Với Thăng Long - Hà Nội, chiều dài của thời gian đã tôn cao bề dày của văn hiến. Đó là những giá trị trân quý mà biết bao thế hệ đã vất vả xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và kiên cường bảo vệ bằng xương máu. Để hôm nay, Hà Nội - Thành phố “Rồng bay”, “nơi lắng hồi núi sông”, “nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa” những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng.

5255-img-4595
Những mái ngói thâm nâu trong khu phố cổ Hà Nội.

Nhiều du khách nước ngoài rất thích thú khi thăm quan và tìm hiểu khu phố cổ Hà Nội, nơi lưu giữ hồn cốt của văn hóa Thăng Long - Kẻ Chợ. Khu Phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, tọa lạc ở vị trí trung tâm đắc địa của Thủ đô. Tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Chỉ nằm trên một diện tích nhỏ hẹp, nhưng khu phố cổ Hà Nội là một phức hợp di sản, gồm có 121 di tích các loại, trong đó có 25 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Chưa kể, hàng nghìn ngôi nhà cổ, nhà cũ có kiến trúc giá trị, mang những giá trị khác biệt mà không nơi nào có được.

Ngoài khu phố cổ, các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng của Hà Nội từ lâu đã thu hút rất nhiều du khách như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh,… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có hệ thống bảo tàng, nhà hát được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá, như Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội...

Không thể phủ nhận Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến, điểm hẹn quan trọng bậc nhất Việt Nam. Không chỉ du khách quốc tế mà người dân trong nước cũng ao ước có dịp đến Hà Nội để vào thăm thành Thăng Long. Bởi nơi đây là khu di tích khảo cổ học độc đáo, phát lộ hàng ngàn di vật hấp dẫn có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giúp du khách tìm hiểu văn hóa truyền thống và bề dầy lịch sử hơn 1000 năm của Thăng Long – Hà Nội. Trên thế giới hiếm có một khu di tích khảo cổ học rộng lớn và có nhiều tầng lớp văn hóa đan xen, chồng xếp lên nhau như Hoàng thành Thăng Long.

Anh Hàn Song Vũ, một khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mỗi lần có dịp được ra Hà Nội, tôi rất thích đi thăm khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây hiện còn lưu giữ được những nếp nhà với kiến trúc cổ, độc đáo, mang hồn cốt của Thủ đô. Nếu có nhiều thời gian, tôi muốn đi thăm Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, cầu Long Biên hoặc di tích Nhà tù Hoả Lò. Dạo quanh một vòng Hà Nội, tôi được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc với những món ăn nức tiếng, như phở Hà Nội, bún chả, bún thang, bún ốc, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,…”

Trải qua bao thăng trầm, Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhưng những di sản kể trên đến nay vẫn giữ được cốt cách, giá trị của mình. Không chỉ nối quá khứ với hiện tại mà còn giúp thế hệ trẻ hun đúc tình yêu dân tộc, xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhắc đến kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá Lý Thu Trang và Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thuật (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) vẫn bồi hồi xúc động, tưởng như mới chỉ hôm qua thôi, khi được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà và thiệp chúc mừng năm mới...
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn coi trọng vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc gia. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội vẫn luôn tự hào, vinh dự khi được Tổng Bí thư dành những lời động viên, khích lệ sâu sắc mỗi lần đến làm việc, thăm hỏi, động viên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Thủ đô nói riêng. Tự hào là đơn vị được Tổng Bí thư đến thăm, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội luôn nhớ từng lời căn dặn, để lực lượng Công an nhân dân là "thanh bảo kiếm" ngày càng sắc bén hơn, "lá chắn" ngày càng vững chắc hơn... cho nhân dân, cho đất nước yên bình.
“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Xem thêm
Phiên bản di động