Hà Nội: Lấy ý kiến của nguyên lãnh đạo Thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm Hà Nội thành lập Tổ công tác xây dựng, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Phát biểu đề dẫn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để Thành phố tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10/2023.
Về mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đóng góp ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). |
Với mục tiêu đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo quan điểm: Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan.
Thứ hai, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
Thứ ba, bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa tại dự thảo Luật các cơ chế, chính sách cụ thể, thực sự mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh của Thủ đô.
Thứ tư, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.
Thứ năm, kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012; các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để bảo đảm những vấn đề đang đặt ra đối với Thủ đô đã được xử lý thì không quy định lại tại dự án Luật Thủ đô; nếu chưa được xử lý hoặc nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô thì sẽ đề xuất quy định tại Luật Thủ đô.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị. |
Phạm vi điều chỉnh trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật quy định cụ thể và bổ sung các nội dung về tổ chức chính quyền tại Thủ đô, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô và liên kết, phát triển vùng Thủ đô vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Theo đó, Luật Thủ đô quy định về vị trí, vai trò; tổ chức chính quyền; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư; xây dựng, quản lý, bảo vệ Thủ đô và liên kết vùng Thủ đô.
Bố cục của dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Các quy định được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô đối với hoạt động quản lý điều hành các mặt của đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô. Đặc biệt, bổ sung nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô nhằm giúp cho Luật giữ được hiệu lực áp dụng trong trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau có quy định khác với Luật Thủ đô.
Tại Hội nghị này, các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố có ý kiến đóng góp đối với toàn bộ dự thảo Luật. Trong đó, có những vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau, cần được tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá toàn diện.
Cụ thể, nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô (Điều 4); Quy định Thành phố được chủ động quyết định biên chế cán bộ, công chức; số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập: (Điểm d khoản 1 Điều 10); Giao Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù cấp thành phố, cấp huyện (Điểm a khoản 1 Điều 9); Về tổ chức bộ máy, số lượng đại biểu của HĐND Thành phố (Khoản 2, 3, 4 Điều 9); Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Điều 17).
Về việc thu hồi đất trong vùng phụ cận khi xây dựng mới hoặc mở rộng tuyến đường giao thông (Điều 20); Quản lý, xây dựng, khai thác không gian ngầm Thủ đô (Điều 21); Quy định về việc liên kết giáo dục giữa cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục nước ngoài (Điều 24); Quy định về hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân (Điều 29); Quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư và việc xây dựng lại nhà chung cư (Điều 31).
Xây dựng các công trình bán kiên cố phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp (Điều 33); Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy (Điều 34).
Thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (Điều 40); Phân quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho Thành phố trong lĩnh vực đầu tư (Điều 43); Quy định về Vùng Thủ đô (Chương V); Việc xem xét giao Thành phố quy định chi tiết một số nội dung của Luật (hiện dự thảo Luật đang giao Chính phủ quy định).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bác sĩ sản khoa say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân
Vòng 2 Europa League 2024/25: Manchester United hòa hú vía trên sân Porto
Tỷ giá USD hôm nay (4/10): Giá đồng USD trong nước và thế giới tiếp tục tăng
Giá vàng hôm nay (4/10): Giá vàng nhẫn tiếp đà tăng
Đồng Nai: Tiêu hủy 21 con hổ, báo chết trong Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/10: Trời không mưa, đêm và sáng sớm chớm lạnh
Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa
Tin khác
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Luật Thủ đô 2024 25/09/2024 10:52
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 07/08/2024 10:32
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024
Thủ đô 31/07/2024 06:22