Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Phối hợp xây dựng báo cáo chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng |
Mới đây, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua nghiên cứu dự thảo Luật, ông Nguyễn Hồng Tuyến nhận xét, Dự thảo Luật được Ban soạn thảo xây dựng công phu, đã thể chế hóa đầy đủ 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua; đã quy phạm hóa chi tiết, cụ thể việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thành phố Hà Nội (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) ban hành các quy định, quyết định thực hiện Luật Thủ đô.
Dự thảo Luật đã quy định nhiều chính sách đặc thù vượt trội và vượt trước, chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời, kế thừa một số quy định còn phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012, luật hóa một số quy định trong các Nghị định của Chính phủ được thực tế chứng minh phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới. “Các quy định của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, ông Tuyến cho biết.
Góp ý cụ thể về chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức Thủ đô tại dự thảo Luật, ông Nguyễn Hồng Tuyến đề nghị mức thu nhập tăng thêm được áp dụng như chính sách đang thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh: Bằng 1,8 lần mức lương công chức, viên chức, người lao động đang được hưởng.
Hội Luật gia Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). |
Luật sư Nguyễn Quốc Tuấn - Hội Luật gia quận Ba Đình cũng góp ý về quy định chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tại Điều 19 dự thảo Luật.
Theo đó Khoản 1 Điều 19 quy định: “Thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên do thành phố Hà Nội quản lý theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước.
Tổng mức chi phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố Hà Nội và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý”.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, ngoài cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định cụ thể nói trên, để góp phần thu hút nhân lực chất lượng cao vào cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô, cần bổ sung thêm đối tượng là viên chức làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ chi thu nhập tăng thêm này.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Tuyến góp ý, dự thảo Luật còn sử dụng nhiều thuật ngữ mang tính định tính, mệnh đề (ví dụ: “quy mô lớn”, “ý nghĩa lớn”, “trường hợp đặc biệt”, “nếu”, “có thể”) khó áp dụng và thực hiện, cần được rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thể các thuật ngữ mang tính định tính, mệnh đề, quy phạm hóa các khoản, các điều mang tính nghị quyết. Các quy định trong dự thảo Luật cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Cũng theo ông Tuyến, tại Điều 30 về quản lý sử dụng đất đai, cần bỏ câu “và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” vì quy định này không khả thi, và nên quy định như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được hỗ trợ để có nơi ở, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.
Hiện, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã Chính phủ xem xét, thông qua hồ sơ dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Báo cáo của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, Dự thảo Luật được Chính phủ đánh giá cao và đã được thông qua, đồng thời chỉ đạo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp hoàn thiện hồ sơ, chỉnh lý một số nội dung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá
Luật Thủ đô 2024 09/08/2024 16:15