Gợi ý cách dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc

Lau dọn ban thờ cuối năm luôn là công việc quan trọng của mỗi gia đình. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với bậc bề trên mà còn ảnh hưởng đến phong thủy của gia chủ. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp việc dọn ban thờ ngày cuối năm được thực hiện nhanh gọn và đúng cách nhất.  
goi y cach don ban tho ngay cuoi nam giup gia chu phat tai phat loc Lưu ý dọn nhà cuối năm sao cho hút tài lộc chuẩn phong thủy
goi y cach don ban tho ngay cuoi nam giup gia chu phat tai phat loc Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Kỷ Hợi: Kích cầu mua sắm cuối năm

Những ngày “đại phúc” phù hợp nhất để dọn dẹp ban thờ

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong nhà để đón năm mới.

Bản chất việc dọn dẹp ban thờ có thể được thực hiện vào một ngày lành bất kỳ khi thấy bát hương đầy và ban thờ đã bám nhiều bụi bẩn. Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất cho gia chủ việc dọn ban thờ nên được tiến hành vào những ngày: 3, 7, 11, 15, 19, 23 và 27.

Tháng 12 âm lịch năm nay là thâng Ất Sửu nên mọi người tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ và ngày Tuất hay Hợi (tức mùng 8, 9, 20, 21 tháng 12 âm lịch). Ngoài ra cũng không nên chọn các ngày Dần, Mão, Thìn vốn là những ngày tam sát (tức 1, 12, 13, 14, 24, 25, 26).

Việc lựa chọn được ngày, giờ phù hợp để dọn dẹp ban thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ tăng thêm khí vượng, góp phần cho một năm mới thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.

Cách dọn dẹp ban thờ để không bị “tán lộc, động tài”

Việc dọn dẹp ban thờ hay còn gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa) gồm hai công đoạn chính là: Lau dọn bàn thờ và thay chân hương được thực hiện một cách tỉ mỉ với lòng thành tâm của gia chủ.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một mâm lễ nhỏ (thường là hoa quả) đặt lên bàn thờ rồi thắp một nén hương khấn gia tiên, thần linh xin phép về việc dọn dẹp nơi thờ cúng và mời các ngài tạm lánh.

Chuẩn bị một chiếc bàn để đặt bài vị lên trên. Nếu ban thờ của gia đình thờ cúng chung tổ tiên với thần linh thì phải sắp bài vị tổ tiên và thần linh ra riêng. Lưu ý, cần phải chờ đến khi cây hương cháy xong mới được tiến hành công việc dọn dẹp.

Ngày nay do tính chất công việc bận rộn nên mọi người thường bỏ qua thủ tục này mà tiến hành dọn dẹp ban thờ luôn.

Khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Một số gia đình thể hiện sự thành kính của mình bằng việc đun nước mưa, nước suốt, nước lá trầm để nguội để lau ban thờ và các đồ thờ cúng.

Bắt buộc phải dùng chổi, khăn sạch riêng để lau ban thờ tuyệt đối không dùng khăn bẩn hoặc đã sử dụng để lau dọn những chỗ khác trước khi lau bàn thờ.

Đối với những gia đình có thờ cúng thần Phật, phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó thay nước mới để lau bàn vị của tổ tiên. Nếu lau bài vị tổ tiên trước, người xưa quan niệm như vậy là bất kinh, mao phạm, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Các chuyên gia tâm linh lưu ý, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xi hóa, han rie thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Khi lau chùi hạn chế việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợ dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm, vì thế nếu di chuyển bát hương bừa bãi sẽ có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo cho gia chủ.

Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Sau khi lau dọn sạch sẽ chỉn chu bàn thờ đến phần dọn bát hương. Đây là công việc rất quan trọng. Ngày nay, đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hưởng đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài” vì vậy các chuyên gia tâm linh khuyên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quang, cháy một nửa thì bỏ vào trong. Đợi tiền cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn” ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.

Một số gia đình có thói quen đem tro bát hương cũ ra sông đổ thay vào bát hương to mới. Nhưng nên dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ đổ lại vào bát hương chứ không nên đổ đi. Việc lọc tro cũ cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần Phật.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên ở bên phải.

Sắm sửa lễ vật gồm: hoa, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc đầu cắm mỗi bát 3 nén, những lần sau chỉ cần mỗi bát một nén. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát ba chân nhang.

Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩ tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.

Phương Ngân (Tổng hợp)

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

(LĐTĐ) Kết luận 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí đô thị, xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp. Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân các địa phương.
Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển

Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa là nền tảng và động lực phát triển

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị kiên định quan điểm “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”.
Cánh hoa bồ công anh

Cánh hoa bồ công anh

(LĐTĐ) Bồ công anh - loài hoa chỉ để ngắm, thận trọng chạm vào, vì khi ngắt cành rồi, những cánh hoa nhỏ cũng sẽ bay đi theo gió. Lâu rồi, tôi ít khi nhìn thấy hoa bồ công anh.
Liên hoan phim ngắn Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Liên hoan phim ngắn Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Điện ảnh Hà Nội phát động Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ Nhất năm 2024 (Giải Sao Khuê). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 21/5, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024".
Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

(LĐTĐ) Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 1/6 và diễn ra đến hết ngày 31/8 tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, đây là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024.
Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Những tàn phai rực rỡ!

Những tàn phai rực rỡ!

(LĐTĐ) Một sớm sau vườn nhà, nắng chiếu xuống chiếc sân đất uốn lượn đường chổi của bà, còn bà tôi thì nhỏ nhắn ngồi bên đống lá khô vừa gom lại. Bà hay đốt đám lá khô rồi sưởi ấm những buổi sáng mùa đông. Nếu thức sớm, tôi cũng hay đến ngồi bên đống lửa, huơ huơ tay rồi cời lên cho nó cháy hết, hít thở đầy lồng ngực mùi khói thơm thơm.
Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

(LĐTĐ) Nhân kỉ niệm 65 năm đường Hồ Chí Minh, chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" được truyền hình trực tiếp từ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn linh thiêng vào lúc 20h10 trên VTV1.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Xem thêm
Phiên bản di động