Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô: Chính sách hợp lý, hợp tình

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô … với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản. Nội dung này đang thu hút được sự quan tâm lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. Rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Hà Nội đề xuất được sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Sửa đổi Luật Thủ đô: Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô
Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô: Chính sách hợp lý, hợp tình
Chi thu nhập tăng thêm giúp công chức, viên chức an tâm công tác.

Chi thu nhập tăng thêm cho nhiều đối tượng

Trong Tờ trình dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chính phủ viện dẫn Nghị quyết số 27-NQ/TW nêu: “Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý”.Để thể chế hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định chi thu nhập tăng thêm cho nhiều đối tượng. Đó là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội có tính chất đặc thù.Cạnh đó là các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên do TP Hà Nội quản lý. Việc chi thu nhập tăng thêm theo quy định trên được thực hiện theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài việc chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước.Tổng mức chi phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của Thành phố và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Nêu ý kiến của cơ quan thẩm tra, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết. Qua đó, bảo đảm đời sống, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô.Quy định này đã có sự tham khảo các quy định tương tự tại Nghị quyết 98/2023 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, vẫn có ý kiến băn khoăn về việc quy định nội dung này thành một chính sách để áp dụng ổn định, lâu dài. Bởi Nghị quyết số 27 mới chỉ đặt vấn đề thực hiện thí điểm cơ chế chi thu nhập bình quân tăng thêm đối với một số địa phương đã tự cân đối được ngân sách, chứ chưa được tổng kết, đánh giá để áp dụng ổn định, lâu dài.Bên cạnh đó, theo kết luận của Hội nghị 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2024. “Do đó, ý kiến này đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô trong dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 27”- Ủy ban Pháp luật Quốc hội nêu.

Đề xuất không giới hạn số chi tăng thêm

Nội dung này đang thu hút được sự quan tâm lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. Hầu hết ý kiến đồng tình, ủng hộ việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Bà P.H.X –N Hiệu trưởng trường mầm non Thực nghiệm – Thuộc trường cao đẳng sư phạm Trung ương bày tỏ: có thể khẳng định, so với nhiều địa phương trong cả nước thì các dịch vụ đời sống của Hà Nội đắt đỏ hơn; chi phí tốn kém hơn. Với những cán bộ công chức, viên chức có mức thu nhập thấp thì khó có thể trang trải được mức chi tiêu trong gia đình và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ chán nản, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ,... Do vậy, việc thu hút nhân tài và ngăn ngừa tình trạng "Chảy máu chất xám" đã được lãnh đạo Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm và vấn đề tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết. Việc làm này không chỉ thu hút được lực lượng lao động có chất lượng cao mà còn đáp ứng yêu cầu thực tế; giúp cán bộ, viên chức yên tâm công tác, cống hiến lâu dài và có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.Tuy nhiên, để chính sách này thực hiện ổn định, bền vững thì cần phải xây dựng quy định cụ thể với những tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch và phù hợp với từng điều của cơ quan, đơn vị. Công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức cần phải được thực hiện trung thực, công bằng, khách quan, đảm bảo thực chất. Quan tâm đến quỹ lương cơ bản để có chiến lược dài lâu, bền vững.

Chị Nguyễn Thanh Hoa - Viên chức tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh cũng cho rằng: “Tôi thấy việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết, qua đó, bảo đảm đời sống, giúp cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị nói riêng và của Thủ đô nói chung. Tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ quy định này.Tuy nhiên, theo tôi được biết, trong quy định có nêu mức chi thực hiện theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài việc chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước. Tổng mức chi phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của Thành phố và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, như vậy, thu nhập thực tăng của từng cá nhân không đáng bao nhiêu. Do đó, tôi mong muốn trong Luật Thủ đô sửa đổi không giới hạn số chi tăng thêm. Đây cũng là cách để Thủ đô thu hút nhân tài, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong các cơ quan, đơn vị của Thành phố.

Cũng đồng tình, ủng hộ việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức của Thủ đô và cho rằng đây là chính sách hợp tình, hợp lý, song chị Phạm Thị Tươi- viên chức thuộc một trường Trung học cơ sở tại quận Hà Đông, Hà Nội cũng đề xuất, hiện dự thảo mới chỉ đề cập đến việc chi thu nhập tăng thêm mà chưa bao gồm các nội dung cần thiết khác, vì vây để hoàn thiện cần rà soát, bổ sung một số nội dung. Cụ thể, nên thể hiện trực tiếp và rõ ràng nguyên tắc chi trả thu nhập theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ thuộc bộ máy Chính quyền Thủ đô trong Luật Thủ đô để có thể bắt nhịp kịp thời với thực tiễn cải cách chế độ tiền lương trong thời gian tới, tránh trường hợp Luật Thủ đô được thông qua và có hiệu lực nhưng phải đợi sửa đổi, bổ sung các Luật khác về lương, thưởng, phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Bởi vì đây là một đạo luật, có giá trị pháp lí giống như các đạo luật khác về cán bộ, công chức, viên chức nên không cần chờ đợi các luật khác mà chỉ cần có chính sách đã được thông qua và điều kiện thực tiễn thì có thể triển khai ngay.

Việc thu hút nhân tài và ngăn ngừa tình trạng "Chảy máu chất xám" đã được lãnh đạo Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm và vấn đề tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết. Việc làm này không chỉ thu hút được lực lượng lao động có chất lượng cao mà còn đáp ứng yêu cầu thực tế; giúp cán bộ, viên chức yên tâm công tác, cống hiến lâu dài và có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.Tuy nhiên, để chính sách này thực hiện ổn định, bền vững thì cần phải xây dựng quy định cụ thể với những tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch và phù hợp với từng điều của cơ quan, đơn vị.

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/6, 4.104 thí sinh của quận Bắc Từ Liêm có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Để hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã phối hợp với lực lượng chức năng và Đoàn Thanh niên kiểm tra cơ sở vật chất, phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm thi...
Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) 14h chiều nay (26/6), cùng với thí sinh cả nước, thí sinh Hà Nội đã có mặt tại 196 điểm thi để làm thủ tục dự thi, đính chính thông tin sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi. Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, mọi công tác đã được các đơn vị triển khai chủ động, chu đáo, toàn diện, sẵn sàng để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 an toàn, nghiêm túc và thành công.
Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.

Tin khác

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

(LĐTĐ) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động