Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn đang tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm góp thêm ý kiến xây dựng dự án Luật quan trọng này, trong đó có Hội Luật gia thành phố Hà Nội.
Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững Sửa Luật Thủ đô: Xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với đô thị đặc biệt

Tại hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) do Hội Luật gia Hà Nội đã tổ chức đầu tháng 4 mới đây, trao đổi với phóng viên, luật gia Nguyễn Bá Hội, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện nghiên cứu đào tạo, quản lý nhìn nhận, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này so với Luật Thủ đô năm 2012 có nhiều tiến bộ, đề cập đến rất nhiều vấn đề một cách toàn diện hơn và chi tiết hơn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Hội cũng nhìn nhận: Nói là dự thảo Luật đã đề cập đến nhiều vấn đề một cách toàn diện, nhưng trong các điều luật nói chung lại đang đề cập đến mục tiêu và định hướng nhiều hơn là những quy định cụ thể. “Tôi mong muốn trong Luật lần này tất cả các cái điều mà mang tính định hướng sẽ được cụ thể, chi tiết hơn, các thuật ngữ mang tính định tính, không định lượng được thì có thể giảm bớt đi, để đảm bảo cho tính khả thi của Luật”, ông Hội nói.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Bá Hội cũng cho rằng, nên chọn những vấn đề cốt lõi đưa vào luật để làm động lực phát triển Thủ đô thì tốt hơn. Theo ông, muốn xây dựng được Thủ đô văn minh lịch sự, xứng tầm với thế giới thì trước hết phải chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo. Vì chỉ có con người khi đạt được trình độ văn minh, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay thì mới xây dựng được Thủ đô tốt và đáp ứng được cái nhu cầu, mong muốn đặt ra.

Đồng thời, luật gia Nguyễn Bá Hội cũng nhìn nhận, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển, vì khoa học công nghệ phát triển là động lực để Thủ đô phát triển. “Chúng ta đang tập trung vào khoa học ứng dụng, đó chỉ là một hướng. Có lẽ Luật lần này cũng nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản. Liệu Hà Nội có đảm đương được việc này hay không, hay phải dựa vào Nhà nước là những vấn đề đặt ra”, theo ông Hội.

Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển
Hà Nội lấy yếu tố con người là trung tâm của sự phát triển.

Bày tỏ vinh dự là một công dân Thủ đô được tham gia góp ý xây dựng Luật Thủ đô lần này, luật gia Nguyễn Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Hoàng Mai đánh giá, dự thảo Luật Thủ đô lần này đã kế thừa và phát huy được Pháp lệnh Thủ đô cũng như Luật Thủ đô năm 2012, đã cụ thể hóa được rất nhiều những điểm chung ở trong Luật Thủ đô năm 2012.

“Ở góc độ cá nhân, tôi rất tâm đắc với vấn đề phát triển văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô. Tuy nhiên, tôi có một cái góp ý nhỏ là nên làm rõ những khái niệm, tính định tính trong luật, vì Luật cần phải cụ thể hóa và rõ ràng. Tôi ủng hộ quan điểm phát triển văn hóa và cho rằng, khi các địa phương được tạo điều kiện cho phát triển văn hóa, từ đó thúc đẩy thương mại cũng như kinh tế của địa phương phát triển, thì phải có cái sự đóng góp trở lại”, bà Thư góp ý.

Luật gia Nguyễn Vinh Tùng, hội viên Hội Luật gia thành phố Hà Nội cho hay, đọc dự thảo Luật sửa đổi lần này ông nhận thấy có những tiến bộ so với Luật Thủ đô năm 2012 và dự thảo Luật năm 2023, cả về cấu trúc cũng như đề cập đầy đủ các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng, trong dự thảo Luật Thủ đô còn chưa được rõ về yếu tố con người là chủ thể và yếu tố linh hồn, biểu tượng của Hà Nội. Vì vậy cần gắn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với chiến lược con người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa để Luật Thủ đô có sức sống mạnh hơn. Đồng thời, dự thảo Luật cần nâng cao chất lượng với cách đặt vấn đề mới và những chương, điều mới có tính cụ thể, căn cứ vào thực tế của của Thủ đô để có những biện pháp đồng bộ và quy định vượt trội hơn.

Nhiều ý kiến nhận xét, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Góp ý nội dung này, Chi hội Luật gia phường Giảng Võ, quận Ba Đình cho rằng, theo Điều 11 và Điều 12 dự thảo Luật Thủ đô thì tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của quận, thị xã và thành phố thuộc Thành phố hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên có một vài vấn đề cần được làm rõ như: Thành phố thuộc Thành phố, thị xã và quận có phải cùng cấp chính quyền là cấp quận không, nếu cùng là cấp quận thì ý nghĩa của việc lập thành phố thuộc Thành phố như thế nào, nếu không phải thì chính quyền thành phố thuộc Thành phố có là một cấp không? HĐND và UBND thành phố thuộc Thành phố có quyền hạn, nhiệm vụ gì khác với HĐND và UBND cấp quận, thị xã không...

Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, dự thảo Luật quy định “Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND Thành phố” (theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực tế hiện nay, số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đang là 95 đại biểu).

Theo Chi hội Luật gia phường Giảng Võ, con số này so với bình quân cả nước còn khá thấp. Hiện tại dân số Thủ đô đang tiếp tục gia tăng từ cả 2 nguồn là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, dự báo dân số Hà Nội cao hơn so với quy hoạch đã định (quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 11 triệu người và đến năm 2050 khoảng 14 triệu người). Như vậy, tỷ lệ giữa số lượng đại biểu HĐND so với dân số Thủ đô đang mất sự cân đối, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý địa phương thì cần phải xem xét và điều chỉnh số lượng đại biểu HĐND phù hợp với thực tế của Thành phố.

Với những quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, các luật gia cũng cho rằng, chắc chắn sau khi Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền các quận, huyện và chính quyền thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội cũng như các xã, phường, thị trấn sẽ được tăng thêm các thẩm quyền và thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Luật gia Lê Trung Đức, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ cho hay, chúng tôi nhất trí và chỉ tham gia bổ sung thêm và làm rõ thêm về tổ chức chính quyền tại Thủ đô. Cụ thể, tại Chương 2 về tổ chức chính quyền đô thị, cần quy định phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã ban hành. Tại Chương 3 về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, cần quy định rõ từng mục, chia ra làm 4 mục, sắp xếp, bố trí từ điều 17 đến điều 33 vào 4 mục này, gồm: Mục 1 - Xây dựng Thủ đô; Mục 2 - Phát triển Thủ đô; Mục 3 - Quản lý Thủ đô; Mục 4 - Bảo vệ Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Xem thêm
Phiên bản di động