Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tạo việc làm, tăng thu nhập

(LĐTĐ) Với tỷ lệ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) sau đào tạo nghề khá hiệu quả, thiết thực, nhiều nơi lên tới gần 87%, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã khẳng định chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là các địa phương được thụ hưởng chính sách. 
dao tao nghe cho lao dong nong thon tao viec lam tang thu nhap Khảo sát đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ứng Hòa
dao tao nghe cho lao dong nong thon tao viec lam tang thu nhap Lao động nông thôn ở Ba Vì đã chủ động 'nhập cuộc' để cải thiện đời sống
dao tao nghe cho lao dong nong thon tao viec lam tang thu nhap Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Mong được ổn định “đầu ra”

Thiết thực, hiệu quả

Chị Đỗ Thị Năm (SN 1983) ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai vừa tốt nghiệp khóa đào tạo nghề may công nghiệp trong chương trình đào tạo nghề cho LĐNT do UBND huyện Thanh Oai chủ trì. Là đối tượng thuộc diện hộ nghèo, quá trình đi học được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, sau khóa học được giải quyết việc làm với thu nhập ổn định, chị Năm vui vẻ cho biết: Hiện, thu nhập trung bình của tôi được 6 triệu đồng/tháng, khá hơn rất nhiều so với làm nông nghiệp.

dao tao nghe cho lao dong nong thon tao viec lam tang thu nhap
Bà Nguyễn Thanh Nhàn – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khảo sát thực tế đào tạo nghề sản xuất mây giang đan tại xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa. Ảnh: B.D

Cũng tốt nghiệp khóa đào tạo nghề máy may công nghiệp như chị Năm, chị Lê Thị Thoan (SN 1985) hiện đang làm việc tại xưởng may Hoa Tùng (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai) cho biết: Trước khi học nghề, thu nhập của tôi chỉ được 5 triệu đồng/tháng, nhưng sau khóa học nhờ tăng năng suất lao động, thu nhập hàng tháng của tôi tăng lên từ 7-8 triệu đồng/tháng.

Những người như chị Năm, chị Thoan là đối tượng thuộc diện chính sách được đào tạo nghề phi nông nghiệp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều LĐNT khác trên địa bàn các xã, huyện của thành phố Hà Nội được đào tạo nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần tự tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình. Câu chuyện về nỗ lực vươn lên nắm bắt kiến thức, kỹ thuật, mở rộng khu nuôi trồng, gia tăng kinh tế gia đình của anh Bùi Văn Thùy (xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa) là một ví dụ.

Là chủ nhân của gần 1,7 mẫu vừa đào ao thả cá, vừa chăn vịt, nuôi gà, hàng năm trang trại của anh Thùy cho thu nhập từ 150-170 triệu đồng/năm, anh Thùy cho biết: Được tham gia khóa đào tạo về chăn nuôi thú y, điều khiến anh Thùy hài lòng nhất là đã nắm được cách chủ động phòng bệnh và chữa bệnh cho gia cầm; tiêm phòng bệnh đúng thời điểm, đúng liều lượng; biết sắp xếp diện tích nuôi trồng cho khoa học hơn.

“Người nông dân như chúng tôi quen bám ruộng đồng, nay được đi học, về áp dụng vào nuôi trồng sẽ cho năng suất cao hơn, đồng nghĩa với việc giá trị kinh tế cao hơn nên ai cũng hào hứng. Tôi kỳ vọng đợt xuất lứa vịt và cá mới của tôi sẽ đem lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng/năm”, anh Thùy bày tỏ.

Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn, ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết: Đến hết tháng 10/2018, UBND Huyện đã tổ chức được 44 lớp đặt hàng đào tạo nghề cho 1.511 học viên là LĐNT. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 26 lớp với 895 học viên; nghề phi nông nghiệp là 18 lớp với 616 học viên. Về tỷ lệ LĐNT được giải quyết việc làm sau học nghề, UBND huyện Ứng Hòa đề ra mục tiêu tối thiểu 80% LĐNT có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Cũng kỳ vọng trên 80% số LĐNT học nghề được tạo việc làm, ông Nguyễn Huy Diệp – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết: Trong năm 2017, thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thanh Oai đã tổ chức đào tạo được 8 nghề ngắn hạn cho 978 LĐ tham gia thuộc các nhóm đối tượng 1, 2, 3; trong đó nghề phi nông nghiệp là 3 lớp, nghề nông nghiệp là 5 lớp.

Kết quả, có 842 LĐNT đã làm công việc theo các nghề đã học, đạt tỷ lệ 86,1% LĐ có việc làm sau khi được dạy nghề; trong đó: 151 người được các cơ sở sử dụng lao động tuyển dụng, 11 LĐ được bao tiêu sản phẩm, và 680 LĐ tự tạo việc làm.“Chúng tôi luôn xác định công tác đào tạo nghề phải thực chất, hiệu quả, không chạy theo số lượng. Do đó, lãnh đạo huyện cũng có sự kiểm tra lớp thường xuyên, đột xuất, đảm bảo những đối tượng được thụ hưởng là đúng người, đúng chế độ”, ông Diệp cho biết.

Nên có cơ chế kiểm soát ngay tại địa bàn

Nhấn mạnh ý nghĩa và hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ thực tế đi khảo sát, nắm bắt tình hình đào tạo nghề cho LĐNT tại các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Thanh Oai... bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận, thời gian qua, LĐNT trên địa bàn huyện khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người lao động thu lượm được từ khóa học rất bổ ích, được bà con ứng dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, đoàn khảo sát cũng ghi nhận nguyện vọng từ người lao động, có mong muốn được học với thời gian kéo dài hơn, được học kiến thức nâng cao và gắn liền với thực tiễn hơn, được bao tiêu sản phẩm và có “đầu ra” ổn định…

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT các huyện hiệu quả, bà Nguyễn Thanh Nhàn cũng đề nghị UBND các huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan và các cơ sở đào tạo nghề cần giám sát và tổ chức thực hiện chi trả chế độ đúng người, đúng chính sách, đảm bảo tính ưu việt của chương trình.

Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới LĐNT, để bà con vừa là người tham gia thụ hưởng chính sách vừa là người giám sát chính sách. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 1956 tại cấp xã cũng cần chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo cấp huyện trong việc kiểm tra, giám sát người học và cơ sở đào tạo nghề tại địa phương.

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, đại diện cho cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của thành phố, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn cũng đề nghị UBND các huyện cần nghiên cứu, tổng kết những mô hình điểm trong đào tạo - giải quyết việc làm cả mô hình nông nghiệp và phi nông nghệp, qua đó tiếp tục thu hút LĐNT đến với chương trình.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động