Lao động nông thôn ở Ba Vì đã chủ động 'nhập cuộc' để cải thiện đời sống
Huy động cả hệ thống vào cuộc
Triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, thời gian qua, UBND huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả đến với các đối tượng trên địa bàn.
Một lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Ba Vì. Ảnh: Thu Hiền |
Theo ông Đỗ Mạnh Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, huyện đã tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến Quyết định 1956, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản của thành phố, của huyện tới cán bộ chủ chốt từ huyện đến xã, thị trấn; tổ chức 2 hội nghị lớn của huyện triển khai kế hoạch công tác đào tạo nghề với thành phần đại diện các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về lĩnh vực đào tạo nghề. Cụ thể, Phòng Tài chính để thẩm định dự toán đề xuất trình UBND huyện quyết định đặt hàng với các cơ sở đào tạo; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện tuyên truyền cho hội viên tại các xã, thị trấn về chính sách học nghề, dạy nghề và phối hợp trong công tác rà soát đối tượng, tuyển sinh học nghề đảm bảo đúng mục tiêu, nhu cầu đào tạo...
Bên cạnh đó, hàng tháng giao ban đối với công chức Văn hóa xã hội (cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội xã, thị trấn) đánh giá, tiếp thu báo cáo quản lý công tác đào tạo nghề tại các xã, thị trấn... Đặc biệt, trong năm 2017, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội tổ chức 29 phiên giao dịch việc làm lưu động trên địa bàn huyện, qua đó các đơn vị đào tạo nghề có cơ hội tuyên truyền, tuyển sinh, phổ biến ngành học đến nhân dân trên địa bàn; các đơn vị dạy nghề phối hợp UBND các xã, thị trấn triển khai giới thiệu đơn vị, tuyển sinh học viên có nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn.
UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin tuyên truyền công tác đào tạo nghề qua chuyên mục của Đài Truyền thanh huyện và Đài Truyền thanh các xã, thị trấn... Kết quả, cán bộ và người lao động biết về chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nắm được chính sách, chế độ hỗ trợ cho lao động nông thôn trong việc học nghề, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm.
Gần 97% lao động có việc làm sau học nghề
Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống, năm 2017, theo báo cáo của UBND huyện, đã có 31/31 xã, thị trấn ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo 1956 của xã, thị trấn. Huyện đã đặt hàng 10 đơn vị, đào tạo 61 lớp cho 2.113 học viên. Trong đó, 45 lớp đào nghề nông nghiệp cho 1.553 người; 16 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 560 người. Qua thống kê, số hộ có thành viên học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là 122 người, với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/1 hộ.
Sau khóa học, nhiều lao động đã đầu tư phát triển chăn nuôi tại hộ gia đình. Ảnh: Ba Vì |
Phó Chủ tịch UBND huyện Đỗ Mạnh Hưng cho biết, hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách tại các xã thuộc khu vực miền núi phát triển kinh tế, vượt lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Ngoài ra, còn hàng trăm hộ gia đình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay vào chăn nuôi hộ gia đình, phát triển mô hình may công nghiệp, đầu tư thêm vào xưởng mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng... góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Thống kê của UBND huyện Ba Vì cho thấy, trong năm 2017, tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm đúng nghề là 96,7%. Cụ thể, các học viên học nghề nông nghiệp, sau khi học nghề, đa số ứng dụng và phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đạt được những hiệu quả tích cực như: Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành mô hình chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn; trồng cây ăn quả lâu năm; trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap...
Với nghề phi nông nghiệp, số lao động được tạo việc làm đúng nghề là 156 người. Lý giải về tỷ lệ có việc làm sau đào tạo của lao động học nghề phi nông nghiệp đạt thấp và thu nhập chưa ổn định, lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, do trên địa bàn huyện không có khu công nghiệp, chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu tuyển dụng lao động và làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp thấp.
Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đang có sự chuyển biến về chất, với phương pháp quản lý, theo dõi, tiếp cận khoa học hơn. Hiệu quả này có được là nhờ sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt bản thân người lao động trên địa bàn huyện đã chủ động khắc phục những khó khăn, đăng ký học nghề, tự kiếm việc làm để tạo ra thu nhập, cuộc sống ổn định cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2018, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức đặt hàng 51 lớp đào tạo nghề cho 1.779 học viên là lao động nông thôn, trong đó, 40 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.394 học viên; 11 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp với 385 học viên. Các lớp học đều đang trong quá trình đào tạo, sẽ kết thúc trong tháng 12/2018. Về hiệu quả đào tạo sau học nghề, UBND huyện Ba Vì đề ra mục tiêu : Tối thiểu 80% lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04