Công nhân lao động ngoại tỉnh: Âu lo mùa cưới

LĐTĐ -Mùa cưới đã về với những náo nức của biết bao bạn trẻ, nhưng với những cặp uyên ương công nhân thì đi cùng với náo nức ấy là những lo toan, trăn trở.

Ảnh minh họa

Người cưới đau đầu

Trưa chủ nhật một ngày đầu tháng 9, bằng chiếc xe máy cà tàng, Tùng chở Loan đi lòng vòng khắp mấy con phố trong khu vực Lệ Mật, Việt Hưng, Sài Đồng chọn đồ cưới. Nắng nóng, bụi đường và bữa sáng nhịn đói khiến Loan mệt lả, tuy vậy cô cũng chẳng nản lòng, giục Tùng cố gắng tìm cho bằng được nơi có giá cả phù hợp nhất.  Trò chuyện với phóng viên, Loan cho biết: “Từ sáng đến giờ, chúng em đi gần chục cửa hàng cho thuê váy cưới  rồi mà chỗ nào cũng nói giá quá cao. Một chiếc váy cưới xê-rê trắng họ hét 1,2 triệu đồng; bộ áo vét của chú rể 400.000 đồng, hoa cưới 600.000 đồng. Thuê cho bố mẹ hai bên ở quê ra mỗi bên một bộ vest và áo dài hết hơn 800.000 đồng, trang điểm mặt 600.000 đồng. Mấy khoản ấy đã xấp xỉ 5 triệu đồng, bằng gần 2 tháng lương của em, ấy là chưa kể đến thiệp cưới, xe hoa, xe khách rồi đặt tiệc...

Tùng an ủi vợ: “Cưới là phải vui, sao mặt mũi cứ rầu héo thế. Kiểu gì rồi đâu cũng có đó”. An ủi vợ như vậy, nhưng trong lòng của Tùng cũng ngổn ngang những lo âu. Tùng  (quê Thanh Hóa) và Loan (quê Nghệ An) cùng làm công nhân trong khu công nghiệp Sài Đồng đã được 5 năm và yêu nhau hơn 3 năm. Gia đình nhiều lần giục giã chuyện cưới xin nhưng Tùng- Loan cứ khất lần, vì điều kiện công nhân xa nhà khó khăn quá. Năm nay, khi Loan đã 27 tuổi, Hùng cũng tới con số 30, không thể chần chừ hơn nữa, họ quyết định làm đám cưới. “Người ta tính chuyện trăm năm dạt dào hạnh phúc, mình thì cũng  mừng nhưng mà lo toát mồ hôi”- Tùng bộc bạch.

Bố mẹ hai bên đều nghèo, lại ở xa, không thể hỗ trợ, mọi việc từ nhỏ tới lớn xung quanh đám cưới, Tùng và Loan đều phải chủ động hết, trong khi đó lương công nhân lại hạn hẹp, chỉ ba cọc ba đồng. “Tiết kiệm chắt bóp lắm mới để ra được hơn 5 triệu đồng lo đám cưới, thế mà tính sơ sơ giản tiện nhất cũng phải đôi ba chục triệu. Bọn em lại phải vay mượn, cắm cả bằng lái xe để có tiền trang trải. Ngày cưới đã cận kề rồi mà mọi thứ vẫn chưa đâu vào đâu, chủ yếu là do không có tiền, vợ chồng em lo đến mất ăn mất ngủ”-  Loan nói.

Không phải chỉ có mối lo tài chính, Tùng- Loan và các cặp uyên ương công nhân còn có nhiều nỗi lo khác. Nguyễn Văn Nam - KCN Bắc Thăng Long tâm sự: “Em cưới vợ đã 3 năm rồi, nhưng thật lòng bây giờ nhìn thấy các bạn chuẩn bị cưới, em vẫn thấy sợ. Bởi ngoài những lo toan về tài chính, đám cưới của em còn gặp phải sự cố “vỡ trận” khiến vợ chồng được phen hú vía”. Nam kể, ngày đó, dù đã liệu cơm gắp mắm, chỉ đặt 8 bàn tiệc mời các bạn bè đồng nghiệp cùng khu trọ và công ty, nhưng đến giờ chót, khách khứa đến chỉ vừa được 4 bàn, cỗ thừa lại một nửa. Đồng nghĩa với đó, là khoản tiền mừng không đủ bù cho tiền đặt cỗ nên hai vợ chồng phải gánh thêm một khoản nợ tới giờ vẫn chưa trả xong.

Sau này, hai vợ chồng Nam mới biết nguyên nhân là do đám cưới của mình tổ chức vào ngày cuối tháng, thời điểm công nhân phải thanh toán tiền phòng, tiền điện, tiền nước cùng nhiều khoản chi tiêu, nên nhiều người không đi ăn cưới.  “Thế đấy, người ta cưới thì xem ngày đẹp, tuổi hợp; còn công nhân cưới thì phải xem ngày lĩnh lương, hoặc là ngày nghỉ, ngày không phải tăng ca. Theo em, công nhân nên chọn ngày cưới vào chủ nhật, đầu tháng là ngày được lĩnh lương, ai được mời cũng đỡ đắn đo.”- Nam chia sẻ.

Người được mời lo ngay ngáy

Đối  với đám cưới công nhân, không chỉ có cô dâu chú rể phải đau đầu tính toán, mà những  người được mời dự cưới cũng lo ngay ngáy. Luyến, công ty Canon, KCN Bắc Thăng Long tâm sự: “Nhiều khi nhận được thiệp cưới, miệng nói chúc mừng nhưng trong bụng thì lo. Nếu không đi thì không được vì có quý mình họ mới mời. Đi thì cũng khó vì không biết lấy đâu ra tiền. Lương thì thấp, đủ thứ tiền phải chi, tháng nào nhận được một, hai thiếp còn đỡ, tháng nào “son” dính 5,6 cái thì méo mặt”.  Cũng chính vì khó xử nên nhiều công nhân rất tính toán: Với những người bạn thân, họ buộc phải mượn tiền đi ăn cưới, còn với những người không thân lắm thay vì đến dự tiệc mất tiền mừng 200.000 đồng (mức tiền mừng cưới phổ biến hiện nay trong công nhân) thì họ chọn giải pháp gửi bạn bè mừng giúp với số tiền chỉ bằng... một nửa. Với những công nhân còn độc thân, nếu túng tiền quá có thể “lặn” luôn nhưng với những đôi vừa mới cưới thì phải đi trả nợ. Đức,  Công ty Denso – KCN Bắc Thăng Long, chia sẻ: “Họ mới vừa dự đám cưới mình thì không có lý do gì từ chối khi họ mời. Vì thế, sau đám cưới, vợ chồng tôi phải dành sẵn ít tiền để đi ăn cưới dần”.

Lo toan trĩu nặng, nhưng không phải không còn niềm vui, hạnh phúc trong đám cưới công nhân. Thực tế cũng đã có nhiều cặp uyên ương công nhân vẫn tổ chức được đám cưới giản dị mà không kém phần ấm cúng, hạnh phúc theo khả năng của mình. Như cặp vợ chồng Hiền- Hưng (KCN Vĩnh Tuy). Một người ở Quảng Bình, người lại ở vùng Tây Bắc, ngày cưới, vợ chồng Hiền không thể đủ khả năng mời người thân, họ hàng ở quê ra dự, cũng không thể đặt tiệc linh đình, dù chỉ ở một nhà hàng bình dân. Bởi vậy, vợ chồng Hiền đã mượn sân tập thể của khu trọ để mời.  Vậy là từ sáng tinh mơ ngày chủ nhật, công nhân cả dãy trọ đều đến phụ giúp nấu nướng. Ngày hạnh phúc diễn ra trong không khí giản dị nhưng thật ấm cúng.
Đám cưới là chuyện quan trọng cả đời người, do đó mỗi công nhân nên có sự chuẩn bị kỹ. Đừng để đám cưới trở thành gánh nặng cho cô dâu, chú rể lẫn khách mời.

Ngọc Tú

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Ngày 25/5, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024.
Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024 và cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.
Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

(LĐTĐ) Trong những năm qua, thầy giáo Phạm Trọng Bình - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức Công đoàn, đạt nhiều hiệu quả rõ nét góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

(LĐTĐ) Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, thời gian qua, song song với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe từ các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH đã không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân đối với chính sách BHXH, BHYT.
Người mang “luồng gió mới” trong công tác hoạt động của Hội Cựu chiến binh

Người mang “luồng gió mới” trong công tác hoạt động của Hội Cựu chiến binh

(LĐTĐ) Trách nhiệm, nhiệt tình, nhân ái, luôn hết lòng vì công việc và thể hiện tốt vai trò Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB)… Đó là cảm nhận chung của cán bộ, hội viên Hội CCB phường khi nhắc đến đồng chí Đoàn Viết Mạnh - Chủ tịch Hội CCB phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội). Người được ví như “luồng gió mới”, mang đến sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với hoạt động của Hội.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...
Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức. Riêng đối tượng quân đội, công an, cơ yếu được giữ lại phụ cấp thâm niên nghề để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng). Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 tới, cần có hướng dẫn để xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất...
Xem thêm
Phiên bản di động