Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024 và cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng Thời điểm mùng 1/7 đang đến gần, rất cần thông tin thang bảng lương chính thức

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa chuyển hồ sơ Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đến Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định.

Trong Tờ trình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024 (như phương án Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ tại báo cáo số 02/BC-HĐTLQG ngày 12/1/2024).

Cụ thể, quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

“Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024 và cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 (tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024)”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động
Ảnh minh họa. (Ảnh: Mai Quý)

Mức điều chỉnh này được Hội đồng tiền lương quốc gia đánh giá có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Về mức lương tối thiểu giờ, cụ thể tăng như sau: Vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ. Mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đây là phương pháp được các chuyên gia 5 ILO khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cũng đã thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Về địa bàn áp dụng, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành, ngoài ra có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những địa bàn có sự thay đổi về hạ tầng, mức độ phát triển thị trường lao động, vùng thu hút đầu tư theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cụ thể, điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai; thành phố Tân An, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang; thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương; thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng; thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An.

Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: Huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương; các huyện Thái Thụy, Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lận cận, do các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ

Cháy nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ

(LĐTĐ) Khoảng 18h ngày 16/6, trên phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) xảy ra vụ cháy ngôi nhà đang kinh doanh bán đồ điện và sơn.
Quận Đống Đa: Lan tỏa xây dựng môi trường làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp

Quận Đống Đa: Lan tỏa xây dựng môi trường làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp

(LĐTĐ) Hướng ứng Cuộc thi ảnh “Công đoàn Đống Đa - Xây dựng môi trường làm việc sáng - xanh - sạch - đẹp” năm 2024 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa phát động, rất nhiều Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã gửi các bức ảnh về cảnh quan làm việc của đơn vị về Ban Tổ chức dự thi.
Quyết tâm xây nhà mới vì có hỗ trợ của Công đoàn

Quyết tâm xây nhà mới vì có hỗ trợ của Công đoàn

(LĐTĐ) Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đã và đang trở thành một hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; tạo niềm tin, phấn khởi của đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đối với tổ chức Công đoàn.
Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Tại nhiều diễn đàn, rất đông đoàn viên công đoàn, người lao động thắc mắc về chính sách tiền lương mới từ 1/7 sẽ được thực hiện như thế nào, đặc biệt là với đối tượng viên chức, người lao động.
Tăng cường đối thoại, thương lượng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Tăng cường đối thoại, thương lượng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội đặt ra chỉ tiêu có ít nhất 85% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được TƯLĐTT theo quy định của pháp luật.
Những kỷ lục đầu tiên tại Euro 2024

Những kỷ lục đầu tiên tại Euro 2024

(LĐTĐ) Hai ngày với 4 trận đầu tiên của Euro 2024 đã chứng kiến số bàn thắng kỷ lục và nhiều cột mốc khác bị phá.
Xem trực tiếp trận Ba Lan và Hà Lan 20h tối nay trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận Ba Lan và Hà Lan 20h tối nay trên kênh nào?

(LĐTĐ) Đội tuyển Ba Lan chạm trán Hà Lan trong khuôn khổ bảng D, vòng chung kết Euro 2024. Trận đấu Ba Lan với Hà Lan diễn ra lúc 20h ngày 16/6, trực tiếp trên kênh K+Sport1, On Football, TV360+1, VTV2, VTV5, THVL2, HTV7, HTV Thể thao.

Tin khác

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

(LĐTĐ) Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Đáp ứng cung - cầu lao động trên địa bàn đang phát triển đô thị hóa với tốc độ cao

Đáp ứng cung - cầu lao động trên địa bàn đang phát triển đô thị hóa với tốc độ cao

(LĐTĐ) Tham gia Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024 có 45 đơn vị, doanh nghiệp, với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.984 chỉ tiêu, đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn. Đây là cơ hội tốt để người lao động trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng, địa bàn thành phố Hà Nội nói chung lựa chọn những việc làm phù hợp, ổn định, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

(LĐTĐ) Tù 1/7/2024, toàn bộ bảng lương mới của 2 đối tượng công chức, viên chức (giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sẽ không còn tính theo lương cơ sở và hệ số lương nữa, thay vào đó sẽ quy định mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể và được tính dựa theo cơ cấu tiền lương mới gồm các khoản: Lương cơ bản; các khoản phụ cấp; thưởng (nếu có).
Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

(LĐTĐ) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động là từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).
Tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp “trồng người”

Tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Cô giáo Dương Thị Bình (Trường THCS Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) là tấm gương sáng luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, người gieo hạt và đào tạo lớp lớp thế hệ học trò khôn lớn trưởng thành, đặc biệt là sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học.
Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm).
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Trong tháng 5/2024, BHXH Thành phố đã giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 53.322 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Theo đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, ngành đã giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Quản lý thuế trên nền tảng số

Quản lý thuế trên nền tảng số

(LĐTĐ) Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) là một xu thế tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam được xác định là quốc gia có tăng trưởng về TMĐT nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, khoảng trống chính sách pháp luật thời gian qua khiến một bộ phận người kinh doanh truyền thống chuyển sang hình thức TMĐT nhằm né tránh sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, trong đó có ngành thuế. Điều này đặt ra yêu cầu mới về quản lý thuế và quản lý về chất lượng hàng hóa, chống lừa đảo.
Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

(LĐTĐ) Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là người cao tuổi đã hiểu rõ hơn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời. Hoạt động cũng góp phần khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số.
Xem thêm
Phiên bản di động