Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

(LĐTĐ) Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, thời gian qua, song song với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe từ các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH đã không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân đối với chính sách BHXH, BHYT.
Không được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ phép Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư ngay từ khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức. Đến nay, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực hơn 96,8 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó có 86,9 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN, chiếm 97,8% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội).

Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả
Ngành BHXH đã triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chip tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Việc đồng bộ, xác thực thông tin định danh của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN với CSDL quốc gia về dân cư giúp chuẩn hóa dữ liệu giữa 2 CSDL quốc gia (dân cư và bảo hiểm), nâng cao tính chính xác của thông tin, dữ liệu, là tiền đề quan trọng để triển khai cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên nền CSDL quốc gia về dân cư.

Đặc biệt, nhằm giúp người tham gia, thụ hưởng thực hiện các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN nhanh chóng và thuận tiện, BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với ngành Công an, ngành Y tế từ sớm, từ xa để triển khai việc: Sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VneID) phục vụ người dân đi khám chữa bệnh BHYT; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ cơ sở khám chữa bệnh, phối hợp triển khai sổ sức khỏe điện tử; ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chip tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT và bộ phận "Một cửa" của cơ quan BHXH; triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Công tác chuyển đổi số nói chung, thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ nói riêng đã tạo ra nhiều bước ngoặt, mang lại lợi ích to lớn, thiết thực không chỉ đối với người dân, doanh nghiệp mà còn cả với các cơ quan quản lý Nhà nước ở lĩnh vực BHXH, BHYT trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phòng chống, kịp thời phát hiện và xử lý gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Ngoài các lợi ích tương tự như trong công khác khám chữa bệnh BHYT, việc triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn giúp cơ quan BHXH: Đảm bảo xác thực được thẻ CCCD thật/giả, xác thực danh tính của người dân khi đến nộp và giải quyết hồ sơ (nhất là các hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH, đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần có số tiền chi trả tương đối lớn...); phát hiện kịp thời và hạn chế tình trạng gian lận, giả mạo giấy tờ tùy thân để trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Đồng thời, giúp nâng cao tính chính xác và năng lực quản lý dựa trên dữ liệu; tạo điều kiện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên môi trường điện tử; hạn chế gian lận, trục lợi... Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHYT.

Cùng sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Công an, BHXH Việt Nam đã kết nối kỹ thuật, triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an cấp (tài khoản VNeID) để đăng nhập và sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số của ngành BHXH Việt Nam (triển khai từ tháng 10/2023). Theo thống kê trên hệ thống của BHXH Việt Nam, đến nay đã có hơn 10 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID - BHXH số (trung bình mỗi tháng khoảng 1,3 triệu lượt).

Việc triển khai này của BHXH Việt Nam đã giúp người dân có thêm lựa chọn sử dụng tài khoản khi có nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thẻ BHYT, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID. Đồng thời, thể hiện sự sẵn sàng của ngành cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt. Đến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so với năm 2022.

Có thể khẳng định, với việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, đặc biệt là thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ đã tối ưu hóa việc sử dụng, khai thác CSDL của ngành để phục vụ người dân, doanh nghiệp; giải quyết, chi trả chế độ, chính sách kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

Liên tiếp 2 vụ cháy nhà ở Hà Nội, Bắc Giang, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình có người tử vong trong 2 vụ cháy ở Hà Nội và Bắc Giang. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả và triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy, nổ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân vụ cháy ở 207 phố Định Công Hạ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân vụ cháy ở 207 phố Định Công Hạ

(LĐTĐ) Ngày 17/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến Bệnh viện Bưu điện thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ nạn nhân vụ cháy xảy ra tại nhà số 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai (tối 16/6).
Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm việc bãi bỏ mức lương cơ sở, thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới, xác định mức lương tối thiểu, mở rộng quan hệ tiền lương và hoàn thiện chế độ nâng bậc lương.
Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

(LĐTĐ) Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

(LĐTĐ) Ba Đình là quận gắn với những sự kiện chính trị trọng đại, là trung tâm về hành chính, chính trị, giáo dục, y tế…, có vị trí quan trọng của đất nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngành Giáo dục quận Ba Đình luôn được xếp ở vị trí tốp đầu tiêu biểu trong 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
ABBANK triển khai hàng loạt chương trình ý nghĩa mừng sinh nhật 31 năm

ABBANK triển khai hàng loạt chương trình ý nghĩa mừng sinh nhật 31 năm

(LĐTĐ) Trong tháng sinh nhật mừng 31 năm hình thành và phát triển (tháng 5/2024), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi cho khách hàng, chương trình thiện nguyện cùng hàng loạt hoạt động ý nghĩa, gắn kết tinh thần nội bộ dành cho cán bộ, nhân viên (CBNV).
Lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn

Lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (17/6), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn.

Tin khác

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm việc bãi bỏ mức lương cơ sở, thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới, xác định mức lương tối thiểu, mở rộng quan hệ tiền lương và hoàn thiện chế độ nâng bậc lương.
Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

(LĐTĐ) Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

(LĐTĐ) Tù 1/7/2024, toàn bộ bảng lương mới của 2 đối tượng công chức, viên chức (giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sẽ không còn tính theo lương cơ sở và hệ số lương nữa, thay vào đó sẽ quy định mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể và được tính dựa theo cơ cấu tiền lương mới gồm các khoản: Lương cơ bản; các khoản phụ cấp; thưởng (nếu có).
Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

(LĐTĐ) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động là từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).
Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Trong tháng 5/2024, BHXH Thành phố đã giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 53.322 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Theo đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, ngành đã giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

(LĐTĐ) Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là người cao tuổi đã hiểu rõ hơn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời. Hoạt động cũng góp phần khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số.
Người lao động được phép giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp

Người lao động được phép giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Giáo viên được bổ sung 2 khoản phụ cấp mới sau cải cách tiền lương

Giáo viên được bổ sung 2 khoản phụ cấp mới sau cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Sau cải cách tiền lương, tuy không còn phụ cấp thâm niên nhưng giáo viên sẽ được bổ sung 2 khoản phụ cấp mới là: Phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Hai khoản phụ cấp mới này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công chức, viên chức, đặc biệt là giáo viên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hà Nội: Sau thanh, kiểm tra, đơn vị đã khắc phục 85,7 tỷ đồng nợ BHXH

Hà Nội: Sau thanh, kiểm tra, đơn vị đã khắc phục 85,7 tỷ đồng nợ BHXH

(LĐTĐ) Năm tháng đầu năm 2024, các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện 976 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH

Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH

(LĐTĐ) Thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng luật chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính hay hình phạt hình sự, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động