Chuyện “khó tin” ở Công ty Đấu giá Đông Đô- Kỳ 2: Nhiều “chiêu trò” khiến khách hàng uất nghẹn

Không chỉ bị tố tước quyền tham gia phiên đấu giá của khách hàng trái quy định pháp luật; Công ty Đấu giá Hợp danh tài sản Đông Đô (Công ty Đấu giá Đông Đô) còn bị tố có dấu hiệu sử dụng nhiều người “lạ mặt” để ngăn cản khách hàng đến phiên đấu giá. Thậm chí, khách hàng còn tố Công ty Đấu giá Đông Đô và đề nghị làm rõ dấu hiệu sai lệch hồ sơ đấu giá tại phiên đấu giá chiều ngày 19/11/2021.
Chuyện "khó tin" ở Công ty Đấu giá Đông Đô -Kỳ 1: Nhận tiền đặt cọc rồi thẳng tay loại khách hàng trước giờ đấu giá Xử lý nghiêm các vi phạm trong đấu giá tài sản Không được đặt thêm điều kiện để cản trở, hạn chế tham gia đấu giá tài sản

Ngăn cản, xô đẩy khách hàng đến phiên đấu giá

Do không nhận được thông báo chính thức về việc hủy hồ sơ tham gia đấu giá tài sản từ Công ty Đấu giá Đông Đô tại phiên đấu giá tài sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Vĩnh Thành; đồng thời, cũng chưa nhận lại số tiền đặt trước 4,9 tỉ đồng (quy định đặt trước khi tham gia đấu giá) từ Công ty Đấu giá Đông Đô nên vào khoảng 14 giờ ngày 19/11/2021, ông Nguyễn Văn Khiêm, bà Nguyễn Thị Thu Phương và ông Đỗ Văn Đính đã tới trụ sở văn phòng Công ty Đấu giá Đông Đô tại số 2A, ngõ 39, Tú Mỡ, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội để tham gia phiên đấu giá theo như thông báo trước đó từ phía Công ty.

Chuyện “khó tin” ở Công ty Đấu giá Đông Đô- Kỳ 2: Nhiều “chiêu trò” khiến khách hàng uất nghẹn
Công ty Đấu giá Đông Đô bị tố cho người lạ mặt ngăn cản khách hàng đến tham gia phiên đấu giá.

Tuy nhiên, điều khiến những khách hàng này bất ngờ là khi họ đến tham gia đấu giá, thì đã bị rất nhiều người “lạ mặt”, mặc đồ đen và không đeo bảng tên nhân viên Công ty Đấu giá Đông Đô ngăn cản ngay trước cửa văn phòng, không cho họ vào bên trong trụ sở.

Khi bị những người lạ mặt ngăn cản, ông Khiêm và 2 khách hàng khác đã yêu cầu những người này giải thích rõ lý do và đề nghị được gặp nhân viên Công ty Đấu giá Đông Đô. Tuy nhiên, yêu cầu này không được đáp ứng. Thậm chí, những người lạ mặt này còn cho biết họ là “nhân viên” của Công ty Đấu giá Đông Đô. Để làm rõ việc những người lạ mặt này có phải là nhân viên Công ty Đấu giá Đông Đô hay không, ông Khiêm và một số khách hàng đã yêu cầu họ xuất trình thẻ, bảng tên…nhưng những người lạ mặt này đã không xuất trình được.

“Họ không đeo thẻ hay bảng tên nhân viên Công ty, nhưng lại ra sức ngăn cản chúng tôi; thậm chí, khi chúng tôi yêu cầu được lên tầng 2 để tham gia phiên đấu giá, thì những người lạ mặt này đã to tiếng rồi xô đẩy tôi và một khách hàng nữa nhằm ngăn cản chúng tôi tham gia phiên đấu giá”, ông Khiêm thông tin.

Cũng theo ông Khiêm, thời điểm xảy ra to tiếng với những người lạ mặt tại văn phòng Công ty Đấu giá Đông Đô, ông Khiêm đã thấy 2 người mặc quần áo ngành pháp luật đến để tham gia theo dõi phiên đấu giá và họ cho biết, ông Khiêm và 2 khách hàng khác không đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá. Tuy nhiên, bất chấp những khiếu nại, phản ánh từ khách hàng…phiên đấu giá cuối cùng vẫn được diễn ra. Đặc biệt, theo thông tin khách hàng cung cấp, phiên đấu giá sau đó chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia và kết quả trúng đấu giá chỉ trên giá sàn một bước giá là 10 triệu đồng (giá khởi điểm là 24 504 038 788 đồng).

“Tôi đã làm thủ tục đăng ký mua với giá là 43 504 038 788 đồng, nhưng lại bị tước quyền tham gia đấu giá là trái luật và có dấu hiệu khuất tất ở đây. Tôi vô cùng bất bình và bất lực trước những hành động quanh co của Công ty Đấu giá Đông Đô và giải thích của người đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật”, ông Khiêm bức xúc.

Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ đấu giá

Không chỉ bị khách hàng tố Công ty Đấu giá Đông Đô cố tình đưa những điều khoản, thông tin “mập mờ” vào Thông báo và Quy chế đấu giá đối với phiên đấu giá tài sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Vĩnh Thành, cũng như việc Công ty Đấu giá Đông Đô có dấu hiệu để những người lạ mặt ngăn cản khách hàng đến tham gia phiên đấu giá vào 15 giờ ngày 19/11/2021; mà cũng tại một phiên đấu giá khác do Công ty Đấu giá Đông Đô tổ chức chiều cùng ngày 19/11/2021, một nhóm khách hàng khác cũng đã tố Công ty Đấu giá Đông Đô và đề nghị làm rõ dấu hiệu sai lệch hồ sơ đấu giá, qua đó, làm sai lệch kết quả phiên đấu giá, vi phạm nghiêm trọng luật đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Chuyện “khó tin” ở Công ty Đấu giá Đông Đô- Kỳ 2: Nhiều “chiêu trò” khiến khách hàng uất nghẹn
Khách hàng tố phiếu trả giá có dấu hiệu bị làm sai lệch

Cụ thể, theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Mai ở phường Hà Cầu (Hà Đông, Hà Nội), bà Mai đã mua hồ sơ tham gia đấu giá tài sản theo Thông báo số 2110.11/TBĐG-DDA ngày 28/10/2021 của Công ty Đấu giá Đông Đô, đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, diện tích là 75,3m2 (địa chỉ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu tập thể Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Đây là tài sản bị kê biên để đảm bảo thi hành án của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội; giá khởi điểm là 5 310 710 360 đồng.

Cũng theo bà Mai, trong nội dung Phiếu trả giá ngày 16/11/2021 (nội dung này đã được chụp lại trước khi nộp hồ sơ đấu giá), mức giá tham gia đấu giá của bà Mai được ghi là 6 355 710 360 đồng. Tuy nhiên, tại phiên đấu giá chiều ngày 19/11/2021 tại Công ty Đấu giá Đông Đô, sau khi phiếu trả giá được công bố, thì số tiền trong Phiếu trả giá của bà Mai lại có dấu hiệu bị làm thay đổi, sai lệch so với giá được bà Mai ghi trước đó, khi có thêm số 1 trước mức giá đưa ra và có giá mới là: 16 355 710 360 đồng.

Đặc biệt, không chỉ có Phiếu trả giá của bà Mai có dấu hiệu bị làm sai lệch số tiền đấu giá, mà bà Mai cũng cho biết, tại phiếu trả giá tài sản chiều ngày 19/11/2021, người lẽ ra trúng đấu giá là ông Nguyễn Văn Cương (Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội), nhưng cuối cùng hồ sơ đấu giá của ông Cương cũng bị hủy do hồ sơ “không hợp lệ”. Theo bà Mai, lý do “không hợp lệ” của ông Cương cũng giống như bà Mai khi có dấu hiệu bị làm sai lệch hồ sơ đấu giá.

Theo đó, mức giá được ông Cương ghi tại Phiếu trả giá trong ngày 15/11/2021 là 8 410 710 360 đồng. Nhưng tại phiên đấu giá chiều 19/11/2021, sau khi mở hồ sơ đấu giá thì lại có “mức giá mới” và đã xuất hiện thêm số 1 phía trước mức giá đã đưa ra trước đó, với mức giá là: 18 410 710 360 đồng. Đặc biệt, người trúng đấu giá tại phiên đấu giá này theo bà Mai chỉ có mức giá hơn 5,5 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với giá mà bà Mai và ông Cương đưa ra.

Trước những dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ đấu giá, kết quả đấu giá, cả bà Mai và ông Cương sau đó đã cùng gửi đơn tố cáo, phản ánh kết quả phiên đấu giá đến các cơ quan chức năng nhằm làm rõ các dấu hiệu vi phạm từ Công ty Đấu giá Đông Đô. Điều đáng nói, phiên đấu giá này cũng diễn ra trong chiều cùng ngày 19/11/2021 và được diễn ra trước phiên đấu giá tài sản mà ông Khiêm, ông Đính và bà Phương tham gia đấu giá tại Công ty Đấu giá Đông Đô. Với những tố cáo này nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng Công ty Đấu giá Đông Đô đang cố tình làm trái quy định của pháp luật về đấu giá, nhằm làm giảm giá trị tài sản trúng đấu giá để một nhóm người trục lợi?

(Còn nữa)

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Xem thêm
Phiên bản di động