Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

“Nghẹt thở” vì bến, bãi vật liệu xây dựng “chui”

Không chỉ có sự tồn tại “chui” và hoạt động không phép của cảng Hòa Bình với diện tích xây dựng hàng nghìn m2, cùng sự hoạt động rầm rộ của các loại máy xúc, xe tải trọng lớn “bức tử” sông Cầu… mà theo tìm hiểu của chúng tôi, tại khu vực thôn Hòa Bình (xã Trung Giã), ngay sát với khu vực cảng Hòa Bình, hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, than, cùng những trạm trộn bê tông cũng ngang nhiên “mọc” lên và hoạt động “ăn theo” sự tồn tại của cảng Hòa Bình.

Đặc biệt, các bãi chứa, trung chuyển không phép này được xây dựng ngay tại khu vực thoát lũ sông Cầu; hàng ngày, hàng loạt xe tải trọng lớn ra vào chở hàng tấp nập, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự, an toàn khu vực thoát lũ…

Bức xúc trước sự tồn tại không phép của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại thôn Hòa Bình, nhiều người dân sinh sống tại đây cho rằng, không chỉ xây dựng bãi chứa, trung chuyển, mà các chủ bãi còn tự ý dựng nhà mái tôn, đường vào bãi được tôn tạo, đổ bê tông kiên cố... Thậm chí, khu vực vi phạm này được lắp hẳn trạm biến áp cung cấp điện riêng, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng các vi phạm tại đây đang hoạt động “có hệ thống” và đang được “bật đèn xanh” cho tồn tại?

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Ngoài cảng Hòa Bình (ngoài cùng bên trái, do ông Nguyễn Quốc Hùng quản lý), tại khu vực này còn tồn tại 2 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng “chui” do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng.

Trao đổi về sự tồn tại của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại khu vực thôn Hòa Bình, ông Khổng Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết: "Hai bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng còn lại là do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng”.

Theo đại diện UBND xã Trung Giã, cũng như cảng Hòa Bình; nguồn gốc đất tại các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng cũng là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình và được các đối tượng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân. Ngoài ra, khu vực này cũng có một phần đất công do UBND xã Trung Giã quản lý. Trong đó, khu vực bãi trung chuyển vật liệu xây dựng do ông Vũ Trung Hiếu quản lý có diện tích gần 5.000m2; và bãi vật liệu xây dựng do ông Trần Văn Hà quản lý có diện tích khoảng hơn 4.000m2…

Đáng nói, các bãi vật liệu xây dựng “chui” này như chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Trung Giã đều đã tồn tại từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vì sao đến thời điểm này dù đã có sự chỉ đạo, đôn đốc của các đơn vị chức năng, thậm chí là của cả chính quyền Thành phố nhưng nó vẫn tồn tại và không bị xử lý? Phải chăng chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt?

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng được xây dựng cầu cảng, cẩu trục kiên cố.

Về nội dung này, Chủ tịch UBND xã Trung Giã lý giải: “Quyết liệt thì quyết liệt được, nhưng toàn dân nhà mình, mình phải nhìn nhận các góc độ. Đương nhiên họ sai phạm, nhưng phải có hướng để cho họ tồn tại, triệt thì đơn giản lắm, nói chung mình cứ bắt dân trồng ngô, khoai, sắn… đất nước bao giờ phát triển được?”

“Lách” luật cho tồn tại?

Đề cập đến các công trình vi phạm tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã với phóng viên báo Lao động Thủ đô, cả Chủ tịch UBND xã Trung Giã - Khổng Văn Hoàn và Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Toàn đều cho rằng, các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại địa bàn xã Trung Giã đều chưa có giấy phép hoạt động và những vướng mắc này đều là do các hộ dân chưa hoàn thành được hồ sơ thuê đất. Tuy nhiên, theo đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn và đại diện UBND xã Trung Giã, để thuê được đất không phải là việc đơn giản và cũng không thể thực hiện được trong “một sớm, một chiều”.

“Để thuê được đất của Thành phố, nói thật tiền ít không thể thuê được. Thành phố không ai giám ký, giờ lại chuyển về cho huyện hoàn thiện hồ sơ theo hình thức là để cho thầu năm một, nhưng trong cái thầu này lại vướng; muốn chuyển đổi cảng, bến trung chuyển thì phải sang được tên, vì trước đây các hộ mua bán chỉ là giấy tờ viết tay. Muốn thuê được thì phải chuyển sang tên của mình và đây lại là một vướng mắc”, ông Hoàn, Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho hay.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Các chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép “ăn theo” cảng Hòa Bình.

Theo Chủ tịch UBND xã Trung Giã, nếu để phản ánh đúng như hiện trạng, thì các hộ “dẹp đi” đừng “phép phọt” gì. Còn nếu đóng hẳn thì không bao giờ đóng được, vì khi có lực lượng thì các đối tượng sẽ dừng hoạt động, nhưng cũng chỉ dừng vài hôm sau đó lại lén lút làm lại.

“Muốn phát triển thì thế nào, đập đi, sau đó cấp phép xong lại xây lại thì gây thiệt hại cho dân. Nói ở đây là đang “lách”, mình muốn giúp cho dân trong việc tạo điều kiện cho các hộ làm được thủ tục kia (thủ tục thuê đất - PV) thì hoạt động, nếu theo kết luận thanh tra từ năm 2015 - 2016 thì phải đập và trả lại mặt bằng như cũ, làm thế nào thì làm”, ông Hoàn nói.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Băng chuyền được xây dựng kiên cố, tại khu vực bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng "“chui” thuộc thôn Hòa Bình, xã Trung Giã

Có thể thấy, việc chưa có giấy phép hoạt động tại bến cảng Hòa Bình, cũng như 2 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã của 2 hộ kinh doanh là ông Hiếu và ông Hà đã được khẳng định; tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có giấy phép hoạt động thì việc thu thuế đối với các đối tượng này sẽ như thế nào?

Về nội dung này, Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết: “Bây giờ mình đang chưa thuê đất được thì làm sao có giấy phép; bao giờ đủ điều kiện, đất phải của ông (đứng tên người mua - PV) và phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thuê (gọi là đấu thầu) thì mới có trách nhiệm nộp thuế với Nhà nước; căn cứ vào việc đủ điều kiện nộp thuế rồi mới xem xét cấp phép…”.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Đường bê tông và Trạm cấp điện được xây dựng kiên cố, bất chấp việc khu vực cảng này không có giấy phép hoạt động, vì sao?

Trong khi đó, đề cập đến vấn đề xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng và xây dựng cảng Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cho cho rằng, không thể mãi đi xử lý những “vi phạm cũ”. “Trên địa bàn cả nước này, nếu xử lý các vi phạm từ giai đoạn 2014 trở về trước, thì có mà cứ ăn rồi đi xử lý cũng không xong”, ông Toàn nói.

Thậm chí, theo nội dung Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cung cấp, mới đây Sở đã vào thanh tra về việc vi phạm trong vấn đề sử dụng đất tại khu vực xã Trung Giã và huyện đang “chờ” hướng dẫn xử lý “phù hợp” từ Sở. Tuy nhiên theo ông Toàn, trường hợp vi phạm này thì huyện Sóc Sơn cũng có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm như thế nào và thời gian bao lâu để xử lý công trình vi phạm thì ông Toàn không đề cập cụ thể…

(Còn nữa)

Tuấn Minh

Nên xem

Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít

Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít

(LĐTĐ) Từ 15 giờ hôm nay (28/11), giá xăng, dầu đồng loạt tăng, trong đó giá xăng E5 tăng gần 500 đồng/lít.
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với toàn thể cán bộ, hội viên Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ, tạo động lực cho sự phát triển mới trong hoạt động và xây dựng các cấp Hội từ quận đến cơ sở.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ứng cử tại quận Bắc Từ Liêm đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hoàng Rob: “Khiêu vũ với tất cả nỗi sợ trong mình”

Hoàng Rob: “Khiêu vũ với tất cả nỗi sợ trong mình”

(LĐTĐ) Chiều 27/11, chương trình giao lưu trực tuyến mang tên “Nghệ sĩ Violin Hoàng Rob và hành trình theo đuổi đam mê âm nhạc” đã diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chương trình đã để lại ấn tượng sâu sắc, nhất là khi các sinh viên Báo chí được trò chuyện và được truyền cảm hứng từ nghệ sĩ tài năng Hoàng Rob.
Thông xe cầu Rạch Đỉa

Thông xe cầu Rạch Đỉa

(LĐTĐ) Cầu Rạch Đỉa thông xe đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Nhận định trận Tottenham vs Roma: Nạn nhân tiếp theo của đội chủ nhà

Nhận định trận Tottenham vs Roma: Nạn nhân tiếp theo của đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận Tottenham vs Roma sẽ diễn ra lúc 03h00 ngày 29/11. Đây là trận đấu nhiều khả năng Tottenham sẽ dành chiến thắng khi chủ nhà đang đạt phong độ cao với chiến thắng 4-0 trước Man City ở Ngoại hạng Anh.
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”

Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”

(LĐTĐ) Tối 27/11, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm” nhân dịp kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Xem thêm
Phiên bản di động