Xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản
Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính Hà Nội sẽ báo với Thủ tướng việc đấu giá 3 điểm mỏ cát trước ngày 15/12 |
Ngày 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Vấn đề tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá, đấu giá trực tuyến, chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá... là những nội dung quan trọng được tiếp thu, chỉnh lý.
Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù thường có giá trị rất lớn.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Theo Báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo, quá trình triển khai quy định về mức tiền đặt trước từ 5% đến 20% của Luật hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thu hút được nhiều người tham gia đấu giá. Thông lệ quốc tế đều không có quy định cụ thể về khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, theo đó, các công ty đấu giá tự đưa ra mức tiền đặt trước, tùy theo loại tài sản đấu giá và tùy theo hình thức đấu giá.
Như vậy, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản, mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng. Đồng thời, việc xử lý tình trạng người trúng đấu giá “bỏ cọc” phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị, cần nghiên cứu tăng mức tiền đặt trước khi người tham gia đấu giá tài sản trả giá cao bất thường trong quá trình diễn ra cuộc đấu giá, nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản.
Thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vấn đề tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước đã bàn nhiều, nhất là vụ đấu giá đất mấy tỷ đồng/1m2, nên chăng, phân hóa một số tài sản có giá trị lớn thì tiếp tục rà soát theo hướng tăng số tiền đặt trước để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức đấu giá.
“Trong luật hiện nay, quy định tối thiểu là 5%, tối đa là 20%, nên chăng, một số tài sản có giá trị lớn, đặc biệt thì tăng thêm, vì anh nào cũng muốn đấu giá, nhưng cuối cùng đấu xong rồi bỏ đấy”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát một số nội dung như vấn đề lấy lại tiền đặt cọc trong trường hợp người tham gia đấu giá đặt cọc rồi nhưng do thông tin đấu giá thay đổi, không muốn tham gia nữa thì lấy lại tiền đặt cọc như thế nào? Ngoài ra, khi đấu giá không thành công, thì việc tổ chức đấu giá lại, giảm giá các lần như thế nào, cũng cần phải có quy định và có khung như thế nào để Chính phủ quy định sau này…
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Kinh tế, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tài sản đấu giá để đảm bảo bao quát hết các loại tài sản thực hiện đấu giá, tránh vướng mắc trong thực tiễn.
Hoàn thiện các quy định về hành vi bị cấm, các chế tài, tiền đặt trước, xử lý tiền đặt trước để khắc phục việc thao túng các cuộc đấu giá nhằm trục lợi, trả giá cao để trúng đấu giá, sau đó bỏ tiền đặt cọc, không nộp tiền. Minh bạch về công bố thông tin, về người và tài sản đấu giá, địa điểm đấu giá và các trường hợp đặc biệt, các trường hợp lấy lại tiền đặt cọc sau khi đã thay đổi các thông tin về đấu giá…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49