Tiền đặt trước quá cao sẽ hạn chế những doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 8/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Vấn đề mức tiền đặt cọc, không thực hiện nghĩa vụ tài chính sau đấu giá, tránh thông đồng, dìm giá... được nhiều đại biểu quan tâm.
Bộ Tư pháp thông tin về vấn đề bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển đẹp Đại biểu đề xuất giá khởi điểm cao nhất để đấu giá sim đẹp là 200 triệu đồng

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng đấu giá tài sản quốc gia để bảo đảm tính khả thi. Trong đó, chú ý việc xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm các yếu tố kỹ thuật, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.

Góp ý quy định về tiền đặt trước, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng cần quy định cụ thể và nâng mức tiền đặt trước trong đấu giá lên, bởi người thật sự có nhu cầu thì họ cơ bản có đủ tiền để mua. Việc nâng mức đặt giá được coi là giải pháp hạn chế những trường hợp nộp hồ sơ để thông đồng “dìm giá”.

Đồng thời, đại biểu đề nghị quy định cụ thể tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá tại trụ sở tổ chức đấu giá tài sản cho phù hợp. Vì việc tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản là rất khó thực hiện, gây tốn kém cho các tổ chức đấu giá tài sản.

Tiền đặt trước quá cao sẽ hạn chế những doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Đại biểu Dương Ngọc Hải (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, cần quy định rõ bước giá đấu giá tối thiểu, tối đa bởi trên thực tế nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình đấu giá đã bỏ bước giá thoải mái, vượt xa giá trị tài sản đấu giá và khả năng tài chính của bản thân họ; từ đó hình thành mặt bằng giá mới, tự phô trương thanh thế của doanh nghiệp, cá nhân.

Đại biểu đồng ý với việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường (mức tiền đặt trước tối thiểu của tài sản thông thường là 5%) sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Đại biểu đề nghị ngoài mất tiền cọc thì người trúng đấu giá mà không mua tài sản phải mất thêm tiền phạt.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, quy định nghiêm cấm “để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi” rất khó chứng minh vi phạm, do đó nên cân nhắc quy định về hành vi này. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng yêu cầu người có tài sản đấu giá phải xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá là chưa phù hợp, nhất là đối với trường hợp người có tài sản đấu giá là cá nhân hoặc trường hợp có số lượng lớn người tham gia đấu giá đối với cùng một tài sản đấu giá là không khả thi, nên để cho các cơ quan tổ chức đấu giá tài sản thực hiện nội dung này.

Tiền đặt trước quá cao sẽ hạn chế những doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ. Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu Bùi Sỹ Hoàn, (Đoàn tỉnh Hải Dương), trong giai đoạn trước đây khi lực lượng đấu giá viên còn thiếu đã phải sử dụng rất nhiều những cán bộ đã nghỉ hưu từ các ngành, nghề khác nhau như là thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên và được miễn thời gian đào tạo.

Trên thực tế, có những cán bộ này khi hành nghề đấu giá viên thì chuyên môn chưa đạt yêu cầu. Do đó, việc bỏ các trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá nhằm bảo đảm tất cả các đối tượng muốn trở thành đấu giá viên đều phải qua khóa đào tạo nghề để được trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức nghề nghiệp phù hợp với tính chất hành nghề đấu giá tài sản là rất cần thiết.

Tiền đặt trước quá cao sẽ là hạn chế những doanh nghiệp nhỏ

Báo cáo bổ sung một số thông tin về Dự án Luật tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đây là luật về hình thức, thuần túy về quy trình, trình tự, thủ tục, tổ chức, quy chế đấu giá tài sản, tiêu chí thành lập các tổ chức đấu giá, các điều kiện của đấu giá viên… Còn các vấn đề khác như tài sản đấu giá sẽ theo luật chuyên ngành, khi sửa đổi bổ sung sẽ theo luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, đây là một nghề tư pháp đặc thù, đã là nghề thì phải hiểu nghề, không thể kiêm nhiệm được vì tài sản bán chủ yếu là tài sản công, không hiểu sẽ không bán được hoặc bán rẻ, từ đó đòi hỏi tăng cường tính chuyên nghiệp.

Tiền đặt trước quá cao sẽ hạn chế những doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại thảo luận tổ.

Về một số điểm mới, theo Bộ trưởng, Dự thảo Luật cần phải có quy trình, thủ tục để bán một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện… và do các Bộ chuyên ngành thiết kế. Đi theo cách tiếp cận này, Dự thảo Luật cần nâng cao chất lượng đội ngũ hành nghề đấu giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thắt chặt hơn một số quy trình, thủ tục, nhất là sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm.

Về tiền đặt trước, Bộ trưởng cho biết, thông lệ quốc tế có những loại tài sản không quy định về tiền đặt trước nên đối với tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất mà chúng ta tăng nữa (hiện đề xuất là 10-20%) thì không còn là đấu giá mà trở thành mua bán tài sản. Ngoài ra, với những tài sản lớn, nếu tăng tiền đặt trước quá cao sẽ vô hình chung là hàng rào kỹ thuật để hạn chế những doanh nghiệp nhỏ. Không những thế, đối với quyền sử dụng đất, khai thác khoáng sản, tiền đặt trước chỉ là một điều kiện, các điều kiện khác còn phải theo quy định của luật chuyên ngành.

Góp ý vào dự án Luật, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, mục đích quan trọng của việc sửa đổi Luật Đấu giá tài sản là phải hạn chế được tình trạng trục lợi trong đấu giá và phải tính đến hiệu quả việc đấu giá. Để làm được điều này, đại biểu cho rằng trước hết phải công khai minh bạch từ thông tin tài sản đến người tiếp cận tham gia đấu giá, việc trao đổi giữa người đấu giá với tổ chức đấu giá, tránh tình trạng bưng bít thông tin.

Đối với vấn đề tăng tiền đặt cọc để tăng trách nhiệm của người tham gia đấu giá, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng quy định này không phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi nếu tăng tiền cọc thì lại hạn chế người tham gia đấu giá khi họ phải huy động nguồn tài chính lớn.

“Tư cách người tham gia đấu giá rất quan trọng, trong đó có các yếu tố để chứng minh tài sản bảo đảm của người đấu giá. Khi người đấu giá vi phạm thì chúng ta sẽ có các cơ chế để xử lý vấn đề này. Cùng với đó, hình thức đấu giá rất quan trọng, trong đó việc đấu giá trực tuyến sẽ giúp công khai minh bạch thông tin hơn”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.

Tin khác

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động