Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Thay đổi để tăng sự công bằng Nhiều điểm mới quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025 Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới

Xuất hiện tổ hợp xét tuyển "lạ"

Năm 2025 là năm đầu tiên khoá học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT). Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có những thay đổi trong tuyển sinh đại học. Để tăng cường tính minh bạch, công bằng và nâng cao chất lượng tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025
Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. (Ảnh minh họa)

Một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư là bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình đào tạo có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển - nghĩa là không còn giới hạn số tổ hợp xét tuyển. Việc đa dạng tổ hợp xét tuyển góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh một số vấn đề, trong đó có thể kể đến việc nhiều trường sử dụng tổ hợp xét tuyển “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo.

Chẳng hạn, ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội năm nay xét tuyển theo 4 tổ hợp (D01, C03, C04, C14), trong đó chỉ có một tổ hợp có môn Lịch sử là C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử). Tương tự, với ngành Sư phạm Vật lí, nhà trường xét tuyển theo 4 tổ hợp (D01, C01, C02, C04) nhưng chỉ có duy nhất một tổ hợp có môn Vật lí là C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí), 3 tổ hợp còn lại đều không có môn này. Hay với ngành Ngôn ngữ Anh, nhà trường xét tuyển theo 4 tổ hợp (D01, C03, C04, C14), trong đó chỉ có tổ hợp D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) là có môn Tiếng Anh…

Theo thông tin do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội công bố, tổ hợp xét tuyển theo phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của nhà trường tăng mạnh so với năm ngoái. Trong 17 ngành đào tạo, nhiều ngành sử dụng từ 11 đến 13 tổ hợp để xét tuyển (Công nghệ sinh học - Phát triển thuốc, Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, Dược học, An toàn thông tin, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Khoa học và Công nghệ y khoa…). Đặc biệt, có một số ngành sử dụng 19, 20 tổ hợp để xét tuyển (ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh xét tuyển theo 20 tổ hợp, ngành Toán ứng dụng xét tuyển theo 19 tổ hợp).

Riêng ngành Dược học, trong 12 tổ hợp xét tuyển được sử dụng có cả các tổ hợp không chứa môn Sinh học hoặc Hóa học như: Toán, Vật lí, Tiếng Anh; Toán, Vật lí, Tin học; Toán, Vật lí, Công nghệ.

Năm 2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sử dụng 9 tổ hợp xét tuyển cho mỗi nhóm ngành/ngành. Đáng chú ý, ngành Công nghệ sinh học và ngành Công nghệ sinh dược có 8 trong số 9 tổ hợp xét tuyển không có môn Sinh học.

Xem xét kỹ việc mở các tổ hợp “lạ”, bảo đảm chất lượng đào tạo

Sự đa dạng các tổ hợp xét tuyển góp phần tạo thuận lợi hơn cho học sinh khi cơ hội vào đại học rộng mở, nhưng cũng có không ít học sinh, phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc thiếu công bằng trong xét tuyển cũng như chất lượng nguồn tuyển khi xuất hiện một số ngành, chương trình đào tạo xét tuyển bằng các tổ hợp “lạ”.

Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2024 trở về trước, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2006, học sinh học tất cả các môn trong chương trình THPT. Khi thi tốt nghiệp, các em thi 6 môn trong số các môn đã được học trong chương trình. Như vậy, dù không thi tốt nghiệp THPT, nhưng học sinh có kiến thức nền ở tất cả các môn học.

Hiện nay, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh chỉ có một số môn học bắt buộc, còn lại được lựa chọn môn học. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, học sinh cũng chỉ thi 2 môn bắt buộc, 2 môn còn lại tự chọn trong số các môn được học trong chương trình. Vì vậy, nếu ngành Công nghệ Sinh học không xét tuyển tổ hợp có môn Sinh học, thì rất có thể có học sinh trúng tuyển nhưng không lựa chọn môn Sinh học để học ở ba năm cấp THPT. Khi vào học đại học, học sinh chỉ có kiến thức môn Sinh học ở cấp trung học cơ sở. Điều này có thể khiến học sinh gặp khó khăn khi học tập ở bậc đại học.

Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường xem xét, điều chỉnh để việc xét tuyển đại học gắn với giáo dục phổ thông, bảo đảm chất lượng đào tạo. Việc các trường mở rộng tổ hợp xét tuyển chưa chắc tuyển được nhiều học sinh hơn, nhưng chắc chắn là không hợp lý và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Nguyễn Thị Quỳnh Anh (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm) cho biết, từ rất lâu em đã có mơ ước sau này sẽ trở thành giáo viên môn Lịch sử. Vì vậy, em luôn nỗ lực học tập, mở rộng kiến thức các môn Khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử. Tuy nhiên, những ngày qua, khi tìm hiểu phương án tuyển sinh của một số trường có đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử, em khá hoang mang khi thấy tổ hợp xét tuyển năm nay không có môn học này.

“Em đã dành nhiều thời gian, công sức để trau dồi kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử, nhưng đến giờ lại khá bất ngờ và cảm thấy thiệt thòi, thiếu công bằng khi có những bạn có thể trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử mà không cần điểm môn này”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Anh Nguyễn Quốc Doanh (phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, nếu xét tuyển bằng các tổ hợp không có môn học cốt lõi của ngành đào tạo, các học sinh sẽ gặp khó trong quá trình học tập, đồng thời cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Qua ghi nhận, năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các em thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn còn lại học sinh lựa chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn).

Về lý thuyết, từ các môn thi tốt nghiệp THPT sẽ tạo ra 36 tổ hợp cho 4 môn thi tốt nghiệp và 81 tổ hợp theo 3 môn xét tuyển đại học. Nhưng trên thực tế, do học sinh THPT được lựa chọn môn học, mỗi học sinh không học hết các môn học trong chương trình nên số tổ hợp môn thi tốt nghiệp của mỗi em sẽ ít hơn 36, số tổ hợp xét tuyển đại học cũng ít hơn 81.

Các trường đại học mở thêm tổ hợp xét tuyển để bảo đảm nguồn tuyển, đồng thời cũng tạo thêm thuận lợi cho học sinh. Học sinh dù học môn lựa chọn nào ở cấp THPT cũng có cơ hội tham gia xét tuyển vào trường. Vấn đề đặt ra là cần kiểm soát chất lượng để bảo đảm các tổ hợp xét tuyển đại học cần đủ để học sinh có thể lựa chọn nhưng vẫn phải bảo đảm kiến thức nền tảng phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Việc này trước hết cần sự chủ động, trách nhiệm từ chính các nhà trường để bảo đảm uy tín, chất lượng đào tạo của đơn vị một cách bền vững, sau đó là cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 sẽ nhận được chế độ từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ. Việc chi trả sớm chính sách an sinh nhằm tạo điều kiện cho người hưởng vui đón 50 năm Ngày thống nhất đất nước và kích cầu tiêu dùng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 trước cửa Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, lũy kế hết tháng 3/2025, thành phố Hà Nội có 94.143 đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); với tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tính đến hết tháng 3/2025 là 5.974,5 tỷ đồng.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.

Tin khác

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số” là bước tiến quan trọng nhằm giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tạm dừng hoạt động của trung tâm dạy thêm chưa đúng quy định tại quận Đống Đa

Tạm dừng hoạt động của trung tâm dạy thêm chưa đúng quy định tại quận Đống Đa

Liên quan đến phản ánh về việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại một trung tâm văn hóa thuộc quận Đống Đa, sáng 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có thông tin phản hồi.
Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Những ngày tháng Tư, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cô và trò lớp 4A6 Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) đã cùng nhau xem bộ phim tài liệu "Mùi cỏ cháy" trong không gian tràn ngập tranh, ảnh, tài liệu về chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
Xem thêm
Phiên bản di động