Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Sở kiến nghị, huyện “im lặng”

Liên hệ làm việc với Sở TN&MT Hà Nội, chúng tôi được lãnh đạo Sở TN&MT sắp xếp lịch làm việc với ông Phạm Như Dương, chuyên viên Phòng Đăng ký thống kê đất đai. Tại buổi làm việc, ông Phạm Như Dương cho chúng tôi xem văn bản số 3008/STNMT-Ttr, ngày 4/5/2021 của Sở TN&MT Hà Nội gửi Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn về việc kiểm tra, xử lý theo thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến lĩnh vực đất đai tại xã Trung Giã.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép phá nát khu vực bãi sông Cầu thuộc thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.

Cùng đó, ông Dương cũng cho xem báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn gửi Sở TN&MT Hà Nội về nội dung Sở yêu cầu huyện kiểm tra vi phạm tại xã Trung Giã… Tuy nhiên, sau khi xem các văn bản này chúng tôi nhận thấy, đây đều là văn bản cũ từ năm 2021. Không những vậy, nội dung liên quan đến vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều… nhưng là tại thôn An Lạc, xã Trung Giã, chứ không phải tại địa bàn thôn Hòa Bình như Báo Lao động Thủ đô đề cập.

Về vấn đề này, ông Dương cho biết: “Phòng chỉ có những văn bản này, còn nội dung khác thì không có”. Thậm chí, khi phóng viên đề cập đến nội dung mà ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn, thông tin về việc, “mới đây” Sở TN&MT đã về thanh tra khu vực xã Trung Giã và đề nghị được cung cấp biên bản kiểm tra… thì ông Dương cho biết: “Nội dung này cần phải làm việc với bộ phận Thanh tra của Sở, nếu không thì cũng phải có số biên bản thanh tra, thì mới “tra” được nội dung”.

Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ đại diện Phòng Đăng ký thống kê đất đai, chúng tôi tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội và mong muốn được làm việc với Phòng Thanh tra để làm rõ thông tin phản ánh, thì khoảng 5 phút sau, chúng tôi được ông Dương liên hệ lại và tiếp tục trao đổi để cung cấp thông tin. Sau đó, ông Dương tiếp tục cho chúng tôi xem một số văn bản chỉ đạo của Sở TN&MT Hà Nội đối với khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, nhưng với điều kiện “không được chụp ảnh, không cung cấp tài liệu, chỉ cho xem và ghi chép”, vì “quy định” của Sở?

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Đường bê tông, trạm biến áp được xây dựng kiên cố phục vụ cho các công trình vi phạm tại khu vực cảng Hòa Bình và các trạm trộn bê tông "chui".

Điều đáng nói, các văn bản ông Dương cung cấp “mới nhất” là năm 2023. Trong đó, văn bản gần nhất là số 3094/TTr-TNMT ngày 23/4/2024 về việc, yêu cầu huyện Sóc Sơn báo cáo về tình hình xử lý vi phạm tại khu vực thôn Hòa Bình với Sở TN&MT trước ngày 24/4/2024. Tuy nhiên, theo ông Dương thông tin, đến thời điểm hiện tại Sở “chưa” nhận được văn bản trả lời của huyện.

Hành động "lạ" từ Sở TN&MT

Cũng trao đổi về những vi phạm tại các bến, bãi trung chuyển vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông bên bờ sông Cầu tại xã Trung Giã, chúng tôi liên hệ làm việc với Sở NN&PTNT Hà Nội, nhưng cũng phải gần 1 tháng sau khi đặt lịch làm việc, chúng tôi mới được ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Sở NN&PTNT), sắp xếp lịch làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội cung cấp một loạt văn bản chỉ đạo, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm hành lang đê điều, hành lang thoát lũ của Sở NN&PTNT, cũng như của Chi cục Thủy lợi đối với huyện Sóc Sơn, trong đó có địa bàn xã Trung Giã từ năm 2021 đến nay.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Dù đã có văn bản đề nghị xử lý từ các Sở NN&PTNT, TN&MT Hà Nội, xong chính quyền địa phương dương như không thể xử lý các công trình vi phạm.

Đặc biệt, tại văn bản số 1096/SNN-CCPCTT của Sở NN&PTNT Hà Nội, ngày 23/4/2021 nêu rõ: "Tại khu vực bãi sông (ngã ba sông Công - sông Cầu), phía bờ hữu sông Cầu tương ứng Km17+300 đê hữu Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) xảy ra tình trạng đổ đất, phế thải… và tình trạng tập kết vật liệu, lắp dựng trạm trộn bê tông thương phẩm sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ông cống bê tông đúc sẵn (đối tượng là ông Vũ Trung Hiếu), đã vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, môi trường và đê điều; ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ tuyến sông Cầu; gây bức xúc dư luận…"

Văn bản cũng đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm: "Tháo dỡ công trình vi phạm; vận chuyển, thanh thải toàn bộ phế thải đã đổ, lấn bờ sông; di chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực bãi sông… trả lại mặt bằng hiện trạng ban đầu, không gian thoát lũ sông Cầu; đồng thời, kiên quyết xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật".

Mặc dù đã có văn bản đề nghị xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm của Sở NN&PTNT Hà Nội gửi UBND huyện Sóc Sơn từ năm 2021, tuy nhiên, đến thời điểm này các công trình vi phạm tại xã Trung Giã vẫn không được xử lý, thậm chí còn biến tướng hơn trước.

Đáng nói, trong khi các vấn đề vi phạm sử dụng đất tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã chưa được xử lý dứt điểm, thì ngày 25/10/2023, Sở TN&MT Hà Nội lại có công văn số 8106/STNMT-QHKHSDĐ, về việc lấy ý kiến đối với đề xuất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tại xã Trung Giã…

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Trạm trộn bê tông "khủng" không phép ngang nhiên hoạt động tại khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn mà không bị chính quyền địa phương xử lý.

Tại văn bản số 913/SNN-KHTC ngày 7/4/2023, phúc đáp đề xuất của Sở TN&MT, Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng: Đây là khu vực đã lắp đặt trạm trộn bê tông thương phẩm sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ống cống bê tông đúc sẵn không phép tại bãi sông, đổ đất san lấp lòng sông…

“Theo Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016, đê hữu Cầu khu vực này giữ nguyên hướng tuyến theo hiện trạng, khu vực bãi sông và lòng sông Cầu nằm giữa hai đê được xác định là không gian thoát lũ. Vị trí bãi sông nghiên cứu đề xuất làm điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng không thuộc phạm vị được phép nghiên cứu xây dựng công trình”, văn bản nêu rõ.

Từ những văn bản trên cho thấy, trong khi vấn đề sử dụng đất sai mục đích và ô nhiễm môi trường tại các công trình vi phạm như: Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, bến cảng Hòa Bình và các bến, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng “chui” tại thôn Hòa Bình chưa có và cũng chưa được Sở TN&MT Hà Nội xử lý dứt điểm, thì đơn vị này lại đi “xin” ý kiến cho các cá nhân vi phạm được phép xây dựng điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng… điều này khiến dư luận hoài nghi về sự minh bạch tại các công trình vi phạm này, cũng như thời gian xử lý các công trình vi phạm…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề, Grab tích cực tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm hỗ trợ người dùng đi lại và mua sắm thuận tiện, tiết kiệm hơn trong dịp lễ hội đặc biệt nhất năm.
Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

(LĐTĐ) Quá trình điều tra xác minh, Công an tỉnh Bình Dương xác định các vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện ma túy đóng tại ấp Gia Biện, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hoạt động có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động khép kín, các đối tượng chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với cơ quan chức năng nếu bị phát hiện.
TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.
TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

(LĐTĐ) Từ ngày 29/11/2023 đến 29/11/2024 lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã kiểm tra 6.803 vụ, qua đó phát hiện 1.885 vụ vi phạm là các nhà hàng karaoke (458 vụ), nhà hàng - bar, beeclub, cà phê DJ (135 vụ), massage, xoa bóp (207 vụ), khách sạn (248 vụ), hớt tóc thanh nữ, cà phê kích dục (133 vụ), trò chơi điện tử không nối mạng (10 vụ)...

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động