Những người giữ tinh hoa nhà cổ

(LĐTĐ) Hà thành phồn hoa và sầm uất. Giữa phố thị, nhịp đô thị hóa càng rõ nét và đậm đặc hơn cả. Đó là các cao ốc chọc trời, là nhà cao tầng, nhà ống mọc lên san sát… Nhưng, như một nốt nhạc “lạ” quyện trong sự đồng điệu, nhiều người ở nông thôn và ngay cả thành thị đến nay vẫn đam mê những nếp nhà cổ. Họ sẵn sàng chi tiền tỷ chỉ để phục dựng lại những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc xưa cũ làm nơi thờ cúng tổ tiên, dòng họ. Trân quý hơn, lưu giữ những tinh hoa nhà cổ lại là những người thợ mộc khéo léo.
nhung nguoi giu tinh hoa nha co Làng cổ Cự Đà: Trăn trở bài toán bảo tồn nhà xưa, nghề cũ
nhung nguoi giu tinh hoa nha co Ngỡ ngàng với kiến trúc hiện đại trong lòng lâu đài cổ gần 400 tuổi

Dựng lại kí ức xưa

Nhắc đến những ngôi làng quy tụ nghệ nhân lưu truyền nghề “thổi hồn” cho gỗ để tạo dựng những nếp nhà cổ quanh Hà thành hẳn chẳng qua được Hương Ngải ở xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất), làng Phù Yên ở xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ) hay làng Áng Phao ở huyện Thanh Oai… Trên những đất nghề này, ngày mới thường bắt đầu bằng tiếng kêu xèn xẹt của lưỡi cưa nghiến vào thớ gỗ, tiếng đục, tiếng gõ lách cách phát ra từ hàng trăm xưởng mộc. Với người ngoài, những âm thanh tưởng chừng nhức tai ấy thực ra lại là nét đặc trưng rất thi vị mà chỉ có thể qua tiếp xúc và đồng điệu cùng người làng nghề mới thẩm thấu được.

Chúng tôi đến cơ sở chuyên làm nhà gỗ của anh Nguyễn Chí Ba - một nghệ nhân trẻ, tính đến nay là đời thứ ba nối nghề dựng nhà cổ vào một chiều cuối tuần. Khi ấy, khoảng 10 công nhân đang chăm chú với công việc bào cột, chà nhám, đục, chạm hoa văn trên kèo, xà. Tiếng máy bào gỗ, máy chà nhám ù ù, tiếng búa đục đẽo lách cách không ngớt. Toàn thân bám đầy bụi, anh Ba vẫn luôn tay chạm trổ những nhánh hoa mai trên chiếc xà hạ. Sau khi đục tạo hình, anh dùng máy chà nhám đánh bóng cho hoa văn trơn nhẵn, mượt mà. Khúc gỗ thô cứng qua đôi tay khéo léo của người thợ trẻ đã trở nên sinh động, có hồn.

nhung nguoi giu tinh hoa nha co
Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ đã làm “sống” lại những ngôi nhà gỗ phong cách xưa, với hoa văn chạm trổ tinh tế, hài hòa trên từng kèo, cột.

Dừng tay lau mồ hôi trên trán, Nguyễn Chí Ba bảo, người thợ trong nghề này phải có “hoa tay”, trí tưởng tượng phong phú và kiên trì. Chỉ có hội tụ những nét này thì thợ mới chạm trổ được hoa văn đẹp. Quá trình chạm trổ phải kiên trì, cẩn thận và chính xác đến từng ly nên chỉ cần lỡ tay là hoa văn bị hư hỏng, phải bỏ phí cả đoạn gỗ quý. Dĩ nhiên, do khắt khe nên chỉ ai yêu nghề, chịu khó, kiên nhẫn thì mới gắn bó lâu dài với nghề được.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết (56 tuổi) nhưng đã có 40 năm làm nghề dựng nhà cổ ở Áng Phao cho biết: Để làm được một ngôi nhà gỗ cổ cần trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi cả sự dụng công và dụng tâm. Để hoàn thành mỗi công trình, cần nhiều tháng, có những công trình cần cả năm. Ngoài đôi bàn tay khéo léo, kỹ thuật điêu luyện, người thợ cần có cả tâm huyết thì tác phẩm làm ra mới đạt độ tinh xảo.

nhung nguoi giu tinh hoa nha co

Theo các phó cả ở làng nghề Áng Phao, dù có thể đảm lược được tất thảy các khâu đoạn tạo dựng nên một căn nhà gỗ cổ, thế nhưng thợ nghề nơi đây lại thường chỉ nhận những hợp đồng sản xuất mới hay phục chế lại tượng, của võng, hoành phi, câu đối... ở các đình, chùa. Bởi đây là thế mạnh nhưng phần khác cũng vì khâu đoạn này yêu cầu sự tập trung tỷ mỷ cao, có thể thể hiện tay nghề rõ nét. Được biết ở Áng Phao, để làm ra một sản phẩm đẹp, hoa văn tinh xảo khiến người tiêu dùng lựa chọn, đưa vào sử dụng thì ngay từ khâu đầu tiên lựa gỗ đến khâu cuối cùng là sơn thành phẩm đều yêu cầu người thợ phải làm việc hết sức nghiêm túc và có con mắt lành nghề…

Hữu xạ tự nhiên hương

Theo ông Nguyễn Chí Điền (70 tuổi) ở làng mộc Phù Yên thì cho rằng, để dựng được một ngôi nhà cổ, người thợ phải “đa năng” và hội tụ nhiều hiểu biết. Nói cách khác, họ phải biết và am tường từ việc chọn nguyên liệu đến cách làm, cách dựng. Bởi theo quan niệm xưa, một ngôi nhà đẹp, chất lượng tốt, vừa phải đảm bảo yếu tố tâm linh phong thủy. Vì vậy, người thợ cần phải am hiểu về thuật phong thủy và có tâm sáng mới làm được nghề. Theo những nghệ nhân làng nghề, việc lựa gỗ tưởng đơn giản, nhưng lại cần nguyên tắc riêng. Kinh nghiệm của người thợ nơi đây là khi chọn gỗ phải chú ý, không dùng gỗ cưa cụt ngọn, hoặc cây bị sét đánh bởi như thế sẽ làm mất lộc của gia chủ.

Đặc trưng của nhà gỗ cổ là mọi chi tiết đều làm bằng gỗ, thay vì dùng đinh, vít để liên kết người thợ sẽ sử dụng mộng, các cấu kiện được chạm trổ hoa văn mềm mại, tinh tế. Nhà gỗ có độ bền cao, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, dễ dàng tháo dỡ, di chuyển khi cần thiết. Do đó, nhiều người có điều kiện kinh tế dựng nhà gỗ để ở và cũng coi như một thú chơi.

Theo tìm hiểu, hiện phần lớn khách hàng đang ưa chuộng các mẫu nhà cổ truyền thống của 3 miền Bắc – Trung - Nam như: Nhà kèo chồng kiểu Bắc bộ, nhà rường kiểu Huế, nhà 3 gian 2 chái kiểu Nam bộ, nhà sàn của dân tộc ít người, nhà lục giác... Đa số khách thích lưu những nét văn hóa truyền thống trên ngôi nhà gỗ nên thường yêu cầu thợ chạm trổ các loài cây biểu tượng của 4 mùa trong năm là bộ “tứ quý”: Tùng, cúc, trúc, mai hoặc hình con rồng, chim phượng, chim hạc và các chữ phúc, lộc, thọ trên kèo, xà. Tùy vào từng loại gỗ và diện tích căn nhà, số lượng hoa văn chạm trổ, mỗi căn nhà gỗ có giá từ vài trăm triệu đồng đến cả chục tỷ đồng.

Hoặc đơn giản như việc dựng cột nhà cũng vậy, phải tránh chúc ngọn cây xuống dưới và gốc lên trên… Bên cạnh đó, người thợ phải am hiểu các điển tích để có sự kết hợp các hoa văn một cách hài hòa. Như trong bộ tranh tứ quý, mỗi loại cây lại kết hợp với một con vật riêng. Cây tùng kết hợp với chim hạc, trúc kết hợp với chim công, mai lại phải đi với chim điểu… Mỗi chi tiết đều phải thể hiện được hồn cốt riêng để tạo nên một công trình tổng thể sống động.

Kinh nghiệm và thế mạnh mỗi làng nghề phục dựng nhà cổ khác nhau song có điểm chung mà tôi thấy đó là họ được hưởng “lộc” nghề, đời sống kinh tế trở nên khấm khá. Làng nghề Áng Phao là một ví dụ. Tại đây, nhờ phát triển nghề mộc mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Theo thống kê, làng có 700 hộ dân thì có tới 50% số hộ theo nghề mộc. Hiện nay, làng nghề có khoảng 30 xưởng sản xuất có quy mô lớn, thu hút hàng trăm lao động của địa phương. Thu nhập bình quân của mỗi thợ được từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng, những người có tay nghề cao có thể thu nhập 400.000 – 500.000 đồng/người/ngày.

Còn tại Hương Ngải. Hiện tại, làng có khoảng 300 hộ làm nghề mộc, trong đó có khoảng 100 hộ chuyên dựng nhà cổ. Đáng trân quý hơn cả, hiện những nghệ nhân của làng đã từng đi phục dựng, mở rộng rất nhiều công trình kiến trúc cổ cho đến nay vẫn vang danh. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến cụ Phan với những thành công về tu sửa nhà Thái Học - Văn Miếu Quốc Tử giám, cụ Thái tu sửa Cung Đình Huế, cụ Hòe tu sửa, mở rộng chùa Hòe Nhai - một ngôi chùa Tổng ở Hà Nội có niên đại hàng ngàn năm...

Dạo quanh ngôi làng Hương Ngải có tuổi đời trên 1.000 năm, tôi thấy ấm lòng. Nơi đây vẫn giữ được nhiều con ngõ lát gạch nghiêng rêu phong, giữ được hơn 100 ngôi nhà gỗ cổ và rất nhiều ngôi nhà gỗ mới theo phong cách truyền thống. Ngoài kỹ thuật, mỹ thuật, người thợ Hương Ngải còn đúc kết được những chuẩn mực về nhà cổ, vì thế nhiều nơi trong xứ Đoài hễ có xây nhà hay tu sửa đình, chùa đều tìm đến. Đời trước truyền lại đời sau, bao lớp trai làng nơi đây đã dựng xây, trùng tu hàng trăm ngôi nhà, ngôi đình, chùa… cổ kính, uy nghi, góp phần giữ gìn và tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt.

Trước khi giã từ những làng nghề, ngỏ ý muốn thử gắn mình với những tiếng đục đẽo kỳ cạch, một người thợ già ở làng nghề Phù Yên nhấp chén trà rồi nhắn với tôi rằng, thứ nghề này ẩn chứa nhiều tinh hoa và muốn học phải dụng tâm. Ông bảo, người Bắc rất cầu kỳ trong nếp ăn ở. Bởi thế, khi xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán từ vị trí đặt viên đá mài đến gian thờ tự. Vì sao ư, bởi nếu coi bếp là biết đàn bà, coi nhà là biết đàn ông thế nào. Một ngôi nhà truyền thống ngoài chức năng che mưa nắng còn có chức năng giáo dục. Mỗi gia đình có những giáo lý riêng làm nền tảng để phát triển và gìn giữ tổ ấm. Ai nấy đều mong có một ngôi nhà đẹp, cầu kỳ cũng là vì lẽ ấy.

Đinh Văn Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động